BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4364/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
Kính
gửi: Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam.
(Lầu 21, số 6 Đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM)
Trả lời Công văn số 125/BCH-Visaba ngày 02/6/2021 của Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam về việc đề xuất nghiên cứu, triển khai cơ chế đặc thù đối với cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Hiệp hội một số nội dung cụ thể như sau:
1. Về đề xuất đẩy nhanh tiến độ đề án thành lập trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung và địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung để giải phóng hàng hóa nhanh chóng ra khỏi cảng xếp dỡ/trung chuyển, nhằm tăng khả năng tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu (nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 2.1, trang 2 công văn của Hiệp hội):
Về thành lập trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung và địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp, tham gia ý kiến với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo yêu cầu.
Việc thành lập địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung hiện nay đang thực hiện theo Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Về đề xuất cần sớm nghiên cứu triển khai mô hình khu phi thuế quan tại khu vực cảng Cái Mép (nêu tại gạch đầu dòng thứ năm, điểm 2.1, trang 2 công văn của Hiệp hội)
Việc nghiên cứu triển khai mô hình khu phi thuế quan tại khu vực cảng Cái Mép dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, lợi ích mang lại và do chủ đầu tư quyết định phù hợp quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 quy định: “Điều 4. Giải thích từ ngữ: Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
Khu phi thuế quan có nhiều loại hình như: Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt... Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về đầu tư chỉ mới có quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và thẩm quyền thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế... mà chưa có quy định cụ thể đối với khu phi thuế quan chung (ngoại trừ kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, khu chế xuất) như thẩm quyền công nhận, hồ sơ, trình tự thành lập, điều kiện thành lập, thủ tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, phương thức quản lý hải quan...Vì vậy, đề nghị Hiệp hội phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nghiên cứu đánh giá toàn diện về đề xuất này để trình cấp có thẩm quyền xem xét.
3. Về đề xuất cần có chính sách ưu tiên cho đội tàu feeder nội địa chuyên chở hàng hóa từ các cảng trong nước... và từ các nước trong khu vực... đến làm hàng tại khu vực Cái Mép Thị Vải như phí, thủ tục, cảng phí... cũng như tiếp tục giảm phí trọng tải cho các tàu lớn như hiện nay. (nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất, điểm 2.2, trang 2 công văn của Hiệp hội)
Căn cứ quy định pháp luật phí, lệ phí, trên cơ sở đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (tại công văn số 3693/BGTVT-TC ngày 27/4/2021) Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và mức thu phí, lệ phí hàng hải, theo đó tại điểm đ, khoản 2, Điều 1, Thông tư số 74/2021/TT-BTC quy định:
đ) Tàu thuyền chở công-ten-nơ xuất, nhập khẩu, trung chuyển vào, rời các bến cảng trên sông Cái Mép - Thị Vải có tổng dung tích từ 50.000 GT trở lên áp dụng mức thu như sau:
Thời gian áp dụng |
Mức thu phí |
1. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Bằng 60% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này |
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
|
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 50.000 GT đến dưới 80.000 GT |
Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này |
- Tàu thuyền có tổng dung tích từ 80.000 GT trở lên |
Bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này |
3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi |
Bằng mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này |
4. Về đề xuất cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống hạ tầng sau cảng như trung tâm logistics, depot... như giá cho thuê đất, các khoản vay ưu đãi, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... (nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất, điểm 2.3, trang 2 công văn của Hiệp hội)
a) Về giá cho thuê đất:
Tại Điều 114 Luật đất đai năm 2013, quy định giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định để thu tiền thuê đất, đồng thời Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn theo quy định về pháp luật đầu tư với mức miễn tiền thuê đất là 03 năm đến cả thời hạn thuê đất và tối đa 03 năm miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. Như vậy, pháp luật về đất đai đã quy định cụ thể việc hỗ trợ về tiền thuê đất.
b) Về chính sách thuế:
Chính sách thuế hiện hành đã có quy định ưu đãi ở mức cao nhất trong khuôn khổ pháp luật về thuế đối với dự án đầu tư hạ tầng giao thông: cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định (được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế TNDN 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13; được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Thuế GTGT số 106/2016/QH13 về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư thì trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới đang trong giai đoạn đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên sẽ được hoàn thuế GTGT (không căn cứ vào thời gian thực hiện hoàn. Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với các dự án đầu tư đã hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng.
Ngoài ra, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị đã đưa ra chủ trương hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, bảo đảm tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý. Đồng thời, tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 trong Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội về thuế, phí như sau: “Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế...”
Theo đó, đề nghị thực hiện ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư hạ tầng theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Về đề xuất chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp cảng biển nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn lực để tăng cường đầu tư và tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển quốc gia, trước mắt ưu đãi kịp thời điều chỉnh giá bốc xếp container cho hàng xuất nhập khẩu tại các cảng biển nước sâu Cái Mép ngang bằng với khu vực (nêu tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 2.3, trang 2 công văn của Hiệp hội)
Khoản 2 và khoản 3 Điều 90 Bộ luật hàng hải Việt Nam (có hiệu lực từ 01/7/2017) quy định: “2. Giá dịch vụ cảng biển bao gồm: a) giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ hoa tiêu; giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ lai dắt; 3. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định”. Ngày 14/11/2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, trong đó quy định khung giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực Cái Mép-Thị Vải.
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quy định khung giá dịch vụ bốc dỡ container nói chung và khu vực Cái Mép-Thị Vải nói riêng. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi thông tư số 54/2018/TT-BGTVT.
Tổng cục Hải quan xin trao đổi để Quý Hiệp hội được biết./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.