TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 4358/CTTPHCM-TTHT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2023 |
Kính gửi: Công ty TNHH Gea Việt Nam
Địa chỉ: Lầu
10, Số 198 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, p.Võ Thị Sáu, Q.3
Mã số thuế:
0305510654
Trả lời nội dung phản ánh, kiến nghị của Công ty qua cổng Thông tin điện tử - Chính phủ, Cục Thuế Thành phố có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội hướng dẫn Luật Quản lý thuế quy định xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.”.
Căn cứ Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
+ Tại Điều 25 quy định xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
“1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân ủy quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân ủy quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân ủy quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.4) Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
a.5) Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.
b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
c) Thời điểm xác định khoản nộp thừa để xử lý bù trừ hoặc hoàn nộp thừa:
…”
+ Tại Điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 41 quy định trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa:
“1. Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa:
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa, nộp nhầm đối với khoản nộp thừa, nộp nhầm của người nộp thuế phát sinh trên địa bàn được giao quản lý thu.
2. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa:
a) Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn; xác định số tiền thuế nợ; tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số tiền được hoàn; ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); ban hành Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định.”
Căn cứ các quy định trên, Công ty đã kê khai và nộp thuế nhà thầu, điều chỉnh tờ khai phát hiện thừa một phần thuế nhà thầu nay Công ty muốn bù trừ hoặc hoàn trả số tiền thuế nhà thầu nộp thừa thì Công ty thực hiện xử lý bù trừ hoặc hoàn trả theo quy định Điều 60 Luật số 38/2019/QH14 và Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh thông báo Công ty được biết./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.