BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4033/LĐTBXH-BVCSTE |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2009 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành của địa phương khẩn trương tiến hành các hoạt động sau:
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tuyên truyền thực hiện Luật phòng chống vi rút gây ra bệnh suy giảm mắc phải ở người, các văn bản chính sách hỗ trợ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
2. Xây dựng kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của địa phương theo chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nội dung Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với tình hình của địa phương. Trong đó cần chú trọng đến công tác truyền thông, vận động xã hội để phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em, xác định các đối tượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của địa phương gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) trước ngày 15 tháng 11 năm 2009.
3. Phân công Lãnh đạo phụ trách và đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong đó phân công cụ thể: cấp tỉnh do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách; cấp huyện do Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách; cấp xã đề nghị Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách và xây dựng mạng lưới tình nguyện viên triển khai công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
4. Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương bao gồm số liệu về thực trạng tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương, các dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, tình hình thực hiện các chính sách xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đánh giá kiến thức của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS và bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
5. Tiến hành rà soát việc thực hiện các văn bản về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và xây dựng các văn bản hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong việc phối hợp giữa các ngành, các tổ chức tại địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, triển khai công tác chăm sóc toàn diện cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
6. Thiết lập và các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm: hình thành và kiện toàn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc tâm lý xã hội, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng và phát triển thể chất, tư vấn về phòng chống HIV/AIDS và xét nghiệm HIV; tăng cường các dịch vụ về chăm sóc thay thế cho trẻ em tại địa phương bao gồm giới thiệu đến các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc dựa vào gia đình, nhận đỡ đầu và nhận nuôi; đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
7. Tăng cường cung cấp các thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em, các chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các dịch vụ xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực trẻ em, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em, cho bản thân trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ 13 tuổi trở lên và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
8. Triển khai xây dựng môi trường thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử bao gồm: xây dựng tài liệu tuyên truyền về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho trẻ em, thực hiện các văn bản, luật pháp chính sách có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, tuyên truyền cho các nhà quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các tổ chức xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ về các nội dung trên; tổ chức các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có sự tham gia của người bị nhiễm HIV; cung cấp đầy đủ các hỗ trợ của chính sách trợ cấp xã hội, các dịch vụ tư vấn xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ.
9. Triển khai đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cấp, ban chỉ đạo và cộng tác viên tại cấp xã về dự phòng lây nhiễm HIV và bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
10. Triển khai công tác theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tình hình thực hiện kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương.
10.1. Công tác theo dõi, giám sát:
- Hình thành mạng lưới thu thập thông tin về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương.
- Triển khai hoạt động theo dõi, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các cấp: cấp tỉnh giám sát cấp huyện, xã 2 tháng/lần; cấp huyện giám sát cấp xã 1 tháng/lần; Ban chỉ đạo của xã thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
10.2. Chế độ báo cáo:
- Cấp tỉnh báo cáo định kỳ 6 tháng/lần lên trung ương vào ngày 15 của tháng đầu quý sau theo mẫu quy định (phụ lục kèm theo).
- Cấp huyện: Báo cáo định kỳ 3 tháng/lần lên tỉnh vào ngày 15 của tháng đầu quý sau theo mẫu quy định (phụ lục kèm theo).
- Cấp xã: Báo cáo định kỳ hàng tháng lên cấp huyện vào ngày 15 của tháng sau theo mẫu quy định (phụ lục kèm theo).
- Hàng năm tổng kết đánh giá tình hình triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
11. Cuối năm 2010 tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo chức năng nhiệm vụ của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và triển khai xây dựng kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của địa phương 2011 – 2015 trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc xin liên hệ với Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.