BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4025/KBNN-KSC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
Kính gửi: |
- Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương |
Ngày 24/05/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2018/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính (viết tắt là Thông tư số 52/2018/TT-BTC) có hiệu lực từ ngày 10/07/2018; để thống nhất trong quá trình thực hiện, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đề nghị KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch KBNN (sau đây gọi chung là KBNN tỉnh) thực hiện một số nội dung sau:
2.1. Nội dung kiểm soát: cán bộ kiểm soát chi/giao dịch viên (gọi chung là cán bộ kiểm soát chi) thực hiện kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thanh toán; kiểm soát đối tượng phải thực hiện cam kết chi, đối chiếu số vốn đề nghị thanh toán không vượt số dư kế hoạch vốn (trên giấy và hệ thống TABMIS) và phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu chỉ định thầu hoặc tự thực hiện).
2.2. Trình tự các bước công việc và thời gian thanh toán trước.
Chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định mà chủ đầu tư phải gửi đến KBNN (nhận trực tiếp hoặc nhận qua dịch vụ công), KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau. Đối với các đề nghị thanh toán nhận sau 15 giờ thì xử lý chứng từ vào ngày hôm sau. Trình tự kiểm soát, thanh toán được thực hiện như sau:
Bước 1:
- Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
+ Kiểm tra các khoản đề nghị thanh toán theo hợp đồng đảm bảo thuộc đối tượng thực hiện cam kết chi thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi theo quy định hiện hành.
+ Kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thanh toán (bao gồm việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các chi tiêu ghi trên các hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán.
+ Kiểm tra dự án đã được giao kế hoạch vốn năm của cấp có thẩm quyền (theo nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn) và đã được nhập dự toán trên hệ thống TABMIS theo quy định hiện hành, phù hợp với dữ liệu trên TABMIS.
+ Đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu chỉ định thầu hoặc tự thực hiện).
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra nêu trên và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có), tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu (phần ghi của KBNN) và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (nếu có), đồng thời nhập yêu cầu thanh toán vào hệ thống TABMIS.
- Lập tờ trình lãnh đạo theo mẫu số 02/KSC kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của KBNN ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (viết tắt là Quyết định số 5657/QĐ-KBNN), trình Trưởng phòng đối với đơn vị KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có tổ chức phòng hoặc Kế toán trưởng đối với đơn vị KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) toàn bộ hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Trường hợp số vốn chấp nhận thanh toán trước có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của Chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi lập Thông báo kết quả kiểm soát thanh toán (Mẫu số 03/KSC kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN), nêu rõ lý do và báo cáo Trưởng phòng.
Bước 2: Trưởng phòng kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, (riêng đối với KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, Kế toán trưởng thực hiện phê duyệt bút toán trên hệ thống TABMIS) sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp Trưởng phòng chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi hoàn thiện lại Thông báo kết quả (Mẫu số 03/KSC kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN) trình lãnh đạo KBNN ký, gửi Chủ đầu tư.
Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (nếu có) và Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ cho phòng Kiểm soát chi hoặc Giao dịch viên (đối với KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng).
Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ thanh toán thì cán bộ kiểm soát chi, Trưởng phòng có trách nhiệm giải trình.
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận thanh toán của Trưởng phòng thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi hoàn thiện lại Thông báo (Mẫu số 03/KSC kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN) theo ý kiến của lãnh đạo KBNN, báo cáo Trưởng phòng trình lãnh đạo KBNN ký gửi Chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.
(Đối với KBNN tỉnh và KBNN huyện có phòng, thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3 chậm nhất là 0,5 ngày làm việc)
Bước 4: Phòng Kiểm soát chi chuyển chứng từ và yêu cầu thanh toán cho phòng Kế toán (chỉ thực hiện đối với KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và KBNN cấp huyện có tổ chức phòng), trình tự thực hiện tại phòng Kế toán và các bước luân chuyển chứng từ giữa phòng Kiểm soát chi và phòng Kế toán thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước tại Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 ban hành kèm theo quy trình Nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Đối với KBNN huyện không có tổ chức phòng, giao dịch viên thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Quyết định số 2988/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 ban hành kèm theo quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng.
(Đối với KBNN tỉnh và KBNN huyện có phòng, thời gian thực hiện bước 4 chậm nhất là 0,5 ngày làm việc; đối với KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng thì thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 chậm nhất là 01 ngày làm việc).
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư đơn giản có thể thực hiện thanh toán ngay trong 01 ngày làm việc theo nguyên tắc “kiểm soát trước, thanh toán sau”, Chuyên viên kiểm soát chi báo cáo Trưởng phòng và báo cáo Lãnh đạo KBNN để thực hiện theo nguyên tắc này mà không phải thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”.
2.3. Kiểm soát chi sau
Ngay sau khi thực hiện thanh toán trước cho dự án theo điểm 2.2 nêu trên, căn cứ hồ sơ đã nhận, chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày KBNN chấp nhận thanh toán, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát lại hồ sơ thanh toán, nội dung kiểm soát, trình tự các bước công việc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5657/QĐ-KBNN.
Trường hợp sau khi kiểm soát, số vốn chấp nhận thanh toán có sự chênh lệch với số vốn đã thanh toán cho chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi lập Thông báo kết quả kiểm soát thanh toán (Mẫu số 03/KSC kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN) và báo cáo Trưởng phòng trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả kiểm soát thanh toán và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo (nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán). Ngay lần đề nghị thanh toán tiếp theo của hợp đồng, cán bộ kiểm soát chi thực hiện hướng dẫn chủ đầu tư để thực hiện thu hồi như sau:
Tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư thêm 2 dòng dưới dòng tên đơn vị hưởng:
+ Dòng 1: số tiền phải thu hồi của lần thanh toán trước là số chênh lệch giữa số đã trả nhà thầu của lần thanh toán trước và số thông báo về kết quả kiểm soát thanh toán của KBNN sau khi thực hiện kiểm soát chi sau;
+ Dòng 2: số tiền trả đơn vị lần này là số chênh lệch giữa số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán lần này và số tiền phải thu hồi của lần thanh toán trước.
3. Về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án (QLDA)
KBNN tỉnh căn cứ vào hợp đồng ủy thác được ký giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành, BQLDA khu vực (nhận ủy thác) sau khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền để thực hiện kiểm soát thanh toán vốn cho dự án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại công văn này.
Hồ sơ tạm ứng, thanh toán được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (viết tắt là Thông tư số 08/2016/TT-BTC), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (viết tắt là Thông tư số 108/2016/TT-BTC), Thông tư số 52/2018/TT-BTC và Quyết định số 5657/QĐ-KBNN.
Các trường hợp ủy thác QLDA cụ thể:
3.1. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng ủy thác toàn bộ cho BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực thực hiện QLDA (bao gồm cả việc rút dự toán và giao dịch với cơ quan kiểm soát thanh toán), thì ngoài nội dung công việc ủy thác, chủ đầu tư phải ủy quyền chủ tài khoản cho bên nhận ủy thác và nội dung trên phải được quy định cụ thể trong hợp đồng. Việc hướng dẫn ủy quyền chủ tài khoản của chủ đầu tư cho bên nhận ủy thác và hướng dẫn cụ thể việc mở tài khoản thanh toán vốn của BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực (đơn vị nhận ủy thác), KBNN sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
- BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực, mở tài khoản thanh toán vốn cho dự án tại KBNN và trực tiếp giao dịch với KBNN để thực hiện quản lý, thanh toán các khoản chi phí cho dự án, và hưởng chi phí QLDA theo quy định của hợp đồng ủy thác.
- Đối với khoản kinh phí QLDA chủ đầu tư được hưởng một phần chi phí cho các hoạt động QLDA thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, thì BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực thực hiện tạm ứng, thanh toán từ tài khoản thanh toán vốn của dự án (trường hợp chưa trích chuyển kinh phí QLDA vào tài khoản tiền gửi), hoặc từ tài khoản tiền gửi (TKTG) của BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực cho chủ đầu tư theo hợp đồng ủy thác đã ký, phù hợp với nguồn trích và dự toán thu, chi quản lý dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2. Trường hợp chủ đầu tư chỉ ủy thác một phần công tác QLDA thông qua hợp đồng ủy thác, không ủy quyền rút dự toán và giao dịch với cơ quan kiểm soát thanh toán.
- Chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư cho dự án tại KBNN và thực hiện các giao dịch với KBNN theo quy định.
- Đối với các khoản thanh toán theo hợp đồng (hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng mua sắm thiết bị, hợp đồng tư vấn):
Căn cứ vào quy định của hợp đồng, các quy định hiện hành về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, BQLDA chuyên ngành, hoặc BQLDA khu vực gửi hồ sơ đề nghị chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành. Chủ đầu tư lập Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, kèm Bảng xác định giá trị khối lượng XDCB hoàn thành với trường hợp thanh toán theo quy định (Phụ lục 03a, hoặc Phụ lục 04, Thông tư số 08/2016/TT-BTC) do BQLDA chuyên ngành hoặc BQLDA khu vực ký xác nhận với nhà thầu.
- Đối với phần chi phí QLDA, chi phí giám sát (nếu có) theo quy định do chủ đầu tư được hưởng: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị KBNN tạm ứng, thanh toán chi phí QLDA theo dự toán chi phí QLDA được duyệt, để chi trả thanh toán cho các hoạt động quản lý dự án thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư.
- Đối với phần chi phí QLDA do BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực được hưởng theo quy định của hợp đồng ủy thác và các khoản chi phí thanh toán không theo hợp đồng:
+ Ban QLDA chuyên ngành, hoặc Ban QLDA khu vực mở TKTG tại KBNN để tiếp nhận nguồn kinh phí QLDA và các khoản chi phí thanh toán không theo hợp đồng do chủ đầu tư chuyển đến.
+ Chủ đầu tư căn cứ vào điều khoản quy định của hợp đồng ủy thác, tiến độ công việc và theo đề nghị của BQLDA chuyên ngành, hoặc BQLDA khu vực, gửi hồ sơ đến KBNN đề nghị tạm ứng kinh phí theo quy định và chuyền vào TKTG của BQLDA chuyên ngành, hoặc BQLDA khu vực để BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí QLDA được tạm ứng, chuyển vào TKTG không được vượt phí ủy thác quản lý dự án quy định trong hợp đồng ủy thác hoặc quyết định phân giao nhiệm vụ của người quyết định đầu tư (trường hợp Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đồng thời là người quyết định thành lập BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực); không vượt chi phí QLDA trong dự toán công trình, dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch vốn năm của dự án.
- Đối với chi phí hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng đến KBNN để tạm ứng chuyển tiền vào TKTG tại KBNN của tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng để tổ chức này thanh toán, chi trả cho đối tượng thụ hưởng.
Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án (QLDA) tại công văn này thay thế nội dung đã hướng dẫn tại Công văn số 3711/KBNN-KSC ngày 07/8/2017 của Kho bạc Nhà nước về việc thanh toán vốn cho dự án với trường hợp ủy thác quản lý dự án.
4. Về việc tạm giữ để phục vụ công tác quyết toán công trình
Trường hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu có thỏa thuận trong hợp đồng về việc tạm giữ chưa thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền nhất định hoặc một tỷ lệ nhất định so với khối lượng hoàn thành và thỏa thuận về việc chuyển khoản tiền tạm giữ vào tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại KBNN: KBNN tình thực hiện tạm giữ theo quy định của hợp đồng và hướng dẫn Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực (trường hợp ủy thác toàn bộ và được chủ đầu tư ủy quyền chủ tài khoản) mở TKTG 3751 để quản lý, theo dõi.
Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị của chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát, thanh toán tiền tạm giữ để phục vụ công tác quyết toán công trình đảm bảo đúng quy định.
5. Về quy trình kiểm soát thanh toán đối với ngân sách xã.
Do phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Thông tư số 52/2018/TT-BTC bao gồm nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn, vì vậy quy trình kiểm soát thanh toán đối với ngân sách xã thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5657/QĐ-KBNN, hướng dẫn tại công văn này và các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời bãi bỏ Quyết định số 1142/QĐ-KBNN ngày 08/11/2013 của KBNN ban hành kèm theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư theo mẫu quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC.
+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ), chủ đầu tư lập 02 liên
+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, chủ đầu tư lập 03 liên.
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư, chủ đầu tư lập 02 liên theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Đề nghị Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch KBNN nghiên cứu, tổ chức triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Kho bạc Nhà nước (Vụ Kiểm soát chi) để được hướng dẫn./.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.