BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
3915/BGTVT-VT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 10/01/2013 và Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về việc phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, để đảm bảo thuận lợi chủ phương tiện, lái xe và lực lượng chức năng thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô, đoàn xe chở quá trọng tải theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính Phủ, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) chỉ đạo lực lượng tuần tra, kiểm soát tải trọng xe ô tô trên đường bộ thống nhất giải thích "Trọng tải thiết kế" ghi tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 24 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ là Trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và áp dụng với từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Đối với phương tiện riêng (xe thân liền):
a) Trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông là tổng của Trọng tải cho phép tham gia giao thông (trọng lượng hàng hóa cho phép chuyên chở) với Trọng lượng bản thân và trọng lượng của người trên xe (Số người cho phép chở x 65KG). Các giá trị này được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
b) Người điều khiển xe vi phạm chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế khi tổng trọng lượng của xe cân được tại trạm kiểm soát tải trọng xe lớn hơn Trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe.
2. Đối với đoàn xe (bao gồm đầu kéo và sơmi rơ moóc):
a) Trọng lượng toàn bộ của đoàn xe là tổng: Trọng lượng bản thân của đầu kéo, Trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của sơmi rơ moóc (gồm Trọng lượng bản thân và Trọng tải cho phép tham gia giao thông của sơmi rơ moóc) và trọng lượng của người trên xe (Số người được phép chở x 65KG). Các giá trị này được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của đầu kéo và Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của sơmi rơmoóc.
b) Người điều khiển đoàn xe vi phạm chở vượt quá tải trọng thiết kế trong các trường hợp sau đây:
- Tổng trọng lượng cân được của cả đoàn xe (với số trục tương ứng) vượt quá giá trị quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (tham khảo tại Phụ lục 1 và ví dụ của Phụ lục 2 ban hành kèm theo văn bản này).
- Tổng trọng lượng cân được của cả đoàn xe lớn hơn tổng của: Trọng lượng bản thân của đầu kéo, Trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của sơmi rơmoóc và Số người cho phép chở x 65kG ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của đầu kéo và sơmi rơmoóc (tham khảo tại ví dụ 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo văn bản này).
- Trọng lượng tham gia giao thông của sơmi rơmoóc lớn hơn Trọng lượng cho phép kéo theo của đầu kéo (tham khảo tại ví dụ 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo văn bản này).
Bộ Giao thông vận tải kính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo thực hiện.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
VỀ
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VI PHẠM CHỞ HÀNG HÓA QUÁ TẢI TRỌNG CỦA XE Ô TÔ TẢI
(Ban hành kèm theo Văn bản số 3915/BGTVT-VT ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC 1:
Quy định về tải trọng trục và tổng trọng lượng của xe tại Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ và tại Thông tư 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2010/TT-BGTVT
Điều 16. Tải trọng trục xe và tổng trọng lượng của xe
1. Tải trọng trục xe:
a) Trục đơn: Tải trọng trục xe £ 10 tấn/trục.
b) Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
- Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm xe £ 11 tấn;
- Trường hợp 1,0 mét £ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe £ 16 tấn;
- Trường hợp d ³ 13 mét, tải trọng cụm trục xe £ 18 tấn.
c) Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
- Trường hợp d £ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe £ 21 tấn;
- Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe £ 24 tấn;
2. Tổng trọng lượng của xe:
a) Đối với xe thân liền:
- Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe £ 16 tấn;
- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe £ 24 tấn;
- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe £ 30 tấn;
- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe £ 34 tấn;
b) Đối với tổ hợp xe đầu kéo với sơ mi rơ móc (Khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2011/TT-BGTVT).
- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe £ 26 tấn;
- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe £ 34 tấn;
- Có tổng số trục bằng năm, tổng trọng lượng của xe £ 44 tấn;
- Có tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe £ 48 tấn;
PHỤ LỤC 2:
Ví dụ 1: Cách tính quá tải về tổng trọng lượng của đoàn xe theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011 của Bộ GTVT.
a) Đầu kéo A có 03 trục kéo theo sơmi rơ moóc B có 02 trục xem hình 1 (tổng số trục của đoàn xe là 05).
Tổng trọng lượng của đoàn xe cân được tại trạm kiểm soát tải trọng xe là C.
Nếu C lớn hơn 44 tấn thì đoàn xe vi phạm chở quá tải trọng (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT quy định đối với đoàn xe có tổng số trục bằng năm, tổng trọng lượng của đoàn xe nhỏ hơn hoặc bằng 44 tấn).
Hình 1
b) Đầu kéo A có 03 trục kéo theo sơmi rơ moóc B có 03 trục xem hình 2 (tổng số trục của đoàn xe là 06).
Tổng trọng lượng của đoàn xe cân được tại trạm kiểm soát tải trọng xe là C.
Nếu C lớn hơn 48 tấn thì đoàn xe vi phạm chở quá tải trọng (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT quy định đối với đoàn xe có tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của đoàn xe nhỏ hơn hoặc bằng 48 tấn).
Hình 2
Ví dụ 2: Cách xác định vi phạm quá tải trọng theo thiết kế của xe cơ giới được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Đầu kéo A kéo theo sơmi rơ moóc B, trong đó: Thông số ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau:
- Đầu kéo A có Trọng lượng bản thân là A1 (KG), Trọng lượng cho phép kéo theo là A2; Trọng lượng người trên xe (Số người được phép chở x 65 KG) là mg;
- Sơmi rơ moóc B có Trọng lượng bản thân là B1 (KG), Trọng tải cho phép tham gia giao thông là B2 (KG);
- Tổng trọng lượng cho phép tham gia giao thông của đoàn xe là:
D = A1 + B1 + B2 + mg;
- Tổng trọng lượng của đoàn xe cân được tại trạm kiểm soát tải trọng xe là C (KG);
- Đoàn xe vi phạm về chở hàng vượt quá tải trọng cho phép khi:
+ Vi phạm về Trọng lượng toàn bộ của đoàn xe: C > D.
+ Vi phạm về Trọng lượng cho phép kéo theo của đầu kéo: C-A1-mg ³ A2.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.