BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
3665/LĐTBXH-BĐG |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm. Để các hoạt động trong Tháng hành động năm 2020 được tổ chức đồng bộ, có hiệu quả thiết thực, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai với các nội dung chính sau:
- Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn quốc. Thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, vận động toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, cho các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em.
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các vụ bạo lực diễn ra trong môi trường gia đình, trong thời gian cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
- Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động ở các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần tuân thủ các quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị.
2. Chủ đề Tháng hành động năm 2020
“Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.
3. Thời gian: Từ ngày 15/11/2020 đến ngày 15/12/2020.
4. Bộ nhận diện và các thông điệp truyền thông
Tiếp tục sử dụng bộ nhận diện chính thức của Tháng hành động và các thông điệp truyền thông như các năm trước đây, đồng thời bổ sung một số thông điệp phù hợp với bối cảnh hiện nay.
- Xây dựng kế hoạch và ban hành hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động trong Tháng hành động năm 2020 tại bộ, ngành, tổ chức và địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng như: Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền; Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; Truyền thông trên hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; Đẩy mạnh truyền thông xã hội qua các trang thông tin điện tử, báo mạng, các kênh mạng xã hội...
- Tổ chức các diễn đàn đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động năm 2020; Tổ chức các cuộc thi về chủ đề bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới (thi tìm hiểu pháp luật, thi sáng tác, thi sân khấu hóa, hội diễn tuyên truyền viên giỏi), giao lưu văn nghệ, thể thao...; Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân, gặp mặt, biểu dương những điển hình, điểm sáng và cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nói chung và công tác triển khai Tháng hành động năm 2020 nói riêng... phù hợp với tình hình thực tiễn tại bộ, ngành, địa phương.
- Sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực, xâm hại với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các tài liệu tuyên truyền cho cộng đồng.
- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm.
- Gửi các tin, bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại cơ quan, đơn vị, địa phương để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tấn báo chí khác.
- Báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới, địa chỉ: số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024.3826.9551; Email: anhntv@molisa.gov.vn) trước ngày 31/12/2020 để tổng hợp báo cáo.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông tin kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp giải quyết./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG
THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM
2020
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
I. Chủ đề Tháng hành động:
Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
II. Các khẩu hiệu, thông điệp truyền thông:
1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020.
2. Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2020.
3. Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
4. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
5. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
6. Gia đình cùng vui, đẩy lùi COVID-19.
7. Giãn cách xã hội, kết nối yêu thương.
8. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
9. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
10. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.
11. Hãy hành động để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
12. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.
13. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
14. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc cản trở sự tham gia của phụ nữ trong lao động.
15. Hãy tố cáo khi bị quấy rối tình dục.
16. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với với phụ nữ và trẻ em.
17. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!
BỘ NHẬN DIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA
THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. HÌNH ẢNH:
|
- Nhìn thoáng là 1 trái tim. - Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2 hình người đang ôm nhau, hòa nhập thành một. - Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn kết khăng khít, gần gũi. - Hai cánh tay ôm nhau kết thành hình ảnh chiếc ruy băng trắng - là biểu tượng của chiến dịch toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm 1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay, chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc gia trên thế giới.
|
2. MÀU SẮC:
- Màu cam đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG
HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2020
(Kèm theo Công văn số 3665/LĐTBXH-BĐG ngày 23 tháng 9 năm 2020 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
3. Nội dung hoạt động đã triển khai
4. Kinh phí tổ chức
a) Ngân sách nhà nước
b) Ngân sách vận động
(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020
1. Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát…
STT |
Hoạt động |
Số cuộc/ Đoàn |
Số người tham gia |
Cấp triển khai |
|
Nam |
Nữ |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ sở
STT |
Nội dung |
Số lượng |
Số người tiếp cận |
Cấp triển khai |
|
Nam |
Nữ |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông
STT |
Sản phẩm |
Số lượng |
Số người tiếp cận |
Cấp triển khai |
|
Nam |
Nữ |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.