BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3636/BNN-TCTS |
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quy định về cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gọi tắt là cấp giấy xác nhận) tại Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 26/2019/NĐ-CP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức các hội nghị để phổ biến, tập huấn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, kết quả triển khai công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè và nuôi tôm nước lợ còn rất hạn chế. Hiện tại, cả nước có 6.600/481.000 cơ sở nuôi tôm nước lợ (đạt 1,37%) và 393/11.325 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè (đạt 3,47%) được cấp giấy xác nhận. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, do không đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu, đồng thời để kiểm soát tốt trong công tác tổ chức và chỉ đạo sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương thực hiện:
1. Rà soát, thống kê, báo cáo tình hình thực hiện cấp giấy xác nhận
- Tổng số cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải cấp giấy xác nhận theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 38 Luật thủy sản 2017 (theo từng đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, nuôi trồng thủy sản lồng bè).
- Tổng số hồ sơ đăng ký cấp giấy xác nhận đã tiếp nhận; tổng số cơ sở đã cấp giấy xác nhận; tổng số hồ sơ đã thẩm định nhưng không đạt, lý do, đề xuất giải pháp (Thống kê số liệu theo mẫu tại phụ lục đính kèm).
- Báo cáo kết quả rà soát, thống kê gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) trước ngày 22/6/2022 để tổng hợp, phối hợp xử lý.
2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản đối với các cơ sở đủ điều kiện cấp giấy xác nhận mà không nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng, xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở nuôi thuộc diện phải cấp giấy xác nhận theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 38 Luật thủy sản 2017 và Điều 36 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP .
4. Đối với các hồ sơ cấp giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực đủ điều kiện, khẩn trương thẩm định, cấp giấy xác nhận theo quy định và chịu trách nhiệm về sự chậm trễ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cấp giấy xác nhận về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ……………….
(Ban hành kèm theo Văn bản số: /BNN-TCTS ngày
tháng 6 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Kết quả thực hiện cấp giấy xác nhận: ……………
TT |
Nội dung |
Tổng số |
Chia ra đối tượng/ hình thức nuôi |
Lý do không đạt |
|||
Tôm sú |
Tôm thẻ chân trắng |
Cá tra |
Nuôi lồng bè |
||||
1 |
Số cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải cấp giấy xác nhận. |
|
|
|
|
|
|
2 |
Số hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đã được tiếp nhận. |
|
|
|
|
|
|
3 |
Số cơ sở nuôi trồng thủy sản đã được cấp giấy xác nhận. |
|
|
|
|
|
|
4 |
Số hồ sơ thẩm định cấp giấy xác nhận nhưng không đạt, lý do không đạt. |
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.