TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 2 năm 2018 |
Kính
gửi: Công ty TNHH Mitra Adiperkasa Việt Nam
(Địa chỉ: tầng 7, tòa nhà Central
Park Building, số
117-119-121 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh)
Phúc đáp công văn số 022018/MITRA ngày 16/1/2018 của Công ty TNHH Mitra Adiperkasa Việt Nam về việc hướng dẫn áp mã số mặt hàng giày dép, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
1. Hướng dẫn phân loại hàng hóa:
Việc phân loại hàng hóa được thực hiện theo các quy định sau:
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính Phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài Chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính Phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
Căn cứ nội dung chương 64 “Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên”
Căn cứ chú giải 1 chú giải pháp lý của chương:
“Chương này không bao gồm:
a) Giày hoặc dép đi một lần bằng vật liệu mỏng (ví dụ, giấy, tấm plastic) không gắn đế. Các sản phẩm này được phân loại theo vật liệu làm ra chúng;
b) Giày dép bằng vật liệu dệt, không có đế ngoài được dán keo, khâu hoặc gắn bằng cách khác vào mũ giày (Phần XI);
c) Giày dép đã qua sử dụng thuộc nhóm 63.09;
d) Các sản phẩm bằng amiăng (nhóm 68.12);
e) Giày dép chỉnh hình hoặc các thiết bị chỉnh hình khác (nhóm 92.01);
f) Giày dép đồ chơi hoặc giày ống có gắn lưới trượt băng hoặc trượt patanh; giày thể thao bảo vệ ống chân hoặc giày thể thao bảo hộ tương tự (Chương 95).”
Căn cứ nội dung mục 3,4 chú giải pháp lý chương 64:
“Theo mục đích của Chương này:
a) thuật ngữ “cao su” và “plastic” kể cả vải dệt thoi hoặc các sản phẩm dệt khác có lớp ngoài bằng cao su hoặc plastic có thể nhìn thấy được bằng mắt thường; theo mục đích của phần này, không tính đến sự thay đổi về màu sắc; và
b) thuật ngữ “da thuộc” liên quan đến các mặt hàng thuộc các nhóm 41.07 và từ 41.12 đến 41.14”.
“Theo Chú giải 3 của Chương này:
a) Vật liệu làm mũ giày được xếp theo loại vật liệu cấu thành có diện tích mặt ngoài lớn nhất, không tính đến các phụ kiện hoặc đồ phụ trợ như những mảng ở mắt cá chân, mép viền, vật trang trí, khóa cài, mác nhãn, khoen xỏ dây giày hoặc các vật gắn lắp tương tự;
b) Vật liệu cấu thành của đế ngoài được tính là vật liệu có bề mặt rộng nhất trong việc tiếp xúc với đất, không tính đến phụ tùng hoặc các vật phụ trợ như đinh đóng đế giày, đinh, que, các vật bảo hiểm hoặc các vật gắn lắp tương tự”.
Căn cứ nội dung chú giải phân nhóm:
“Theo mục đích của các phân nhóm 6402.12, 6402.19, 6403.12, 6403.19 và 6404.11, khái niệm “giày dép thể thao” chỉ áp dụng với:
a) giày dép được thiết kế cho hoạt động thể thao và đã có, hoặc chuẩn bị sẵn đề gán, đóng đinh, bịt đầu, ghim kẹp, chốt hoặc loại tương tự;
b) giày ống trượt băng, giày ống trượt tuyết và trượt tuyết việt dã, giày ống gắn ván trượt, giày ống đấu vật, giày ống đấu quyền Anh và giày đua xe đạp”.
Tham khảo chú giải tổng quát HS 2017 của chương 64:
“Ngoài các trường hợp loại trừ nhất định (xem cụ thể những loại trừ được đánh số thứ tự ở phần cuối của phần Chú giải chung này), chương này bao gồm các loại giầy dép khác nhau được xếp trong các nhóm từ 64.01 đến 64.05 (kể cả các loại giầy cao cổ), dưới bất kỳ kiểu dáng và kích cỡ nào, cũng như theo bất kỳ mục đích sử dụng, phương thức chế tạo và chất liệu nào để làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên, theo mục đích của chương này, thuật ngữ “giầy dép” ở đây không bao gồm giày dép đi một lần bằng vật liệu mỏng (như giấy, tấm plastic), không gắn đế. Các sản phẩm này được phân loại theo vật liệu cấu thành làm ra chúng.
A) Các loại giầy dép có thể là dép xăng-đan cấu tạo đơn giản bằng các dây buộc hoặc những dải băng điều chỉnh được (cho đến các loại giầy ống, ủng cao quá đùi mà ống giầy che kín toàn bộ phần chân và đùi và đôi khi gồm cả quai buộc, ... để thắt chặt thân giầy vào eo bụng để giữ chắc hơn). Chương này bao gồm:
(1) Giầy gót phẳng thấp hoặc cao gót thông thường để đi trong nhà hoặc ngoài trời
(2) Các loại giày có cổ, giày ngắn cổ, giày nửa bốt, các loại ủng (boot) cao quá đùi...
B) Các loại giày dép được phân loại trong chương này có thể được làm bằng mọi chất liệu (cao su, da, nhựa, gỗ, li-e, các chất liệu dệt bao gồm cả các loại ni và vải không dệt, da lông, các chất vật liệu bện kết v.v...), ngoại trừ các chất liệu bằng amiăng, và chúng có thể chứa các chất liệu thuộc chương 71 với tỷ lệ bất kỳ.
Tuy nhiên, trong giới hạn của chương này, các loại giầy dép được xếp trong các nhóm (từ 64.01 đến 64.05) theo các chất liệu được dùng để tạo thành các loại đế ngoài của giày và mũi giày được xếp trong các nhóm (từ 64.01 đến 64.05).
C) Khái niệm thuật ngữ “đế ngoài” của giầy dép theo nghĩa của các nhóm 64.01 đến 64.05 được hiểu là bộ phận của giày dép (trừ phần gót giày đã được cố định) mà bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với đất khi sử dụng. Để phân loại chúng, chất liệu có bề mặt tiếp xúc với đất lớn nhất được coi là chất liệu cấu thành nên đế ngoài của giầy. Để nhận biết được vật liệu cấu thành của đế ngoài, không cần lưu ý đến các phụ kiện hay vật gia cố được gắn vào đế (xem chú giải 4b) của Chương này. Các phụ kiện hoặc các vật gia cố bao gồm như: đinh, thanh, que được gắn vào đế, các vật bảo hiểm hoặc các vật gắn lắp tương tự (bao gồm cả một lớp mỏng của bông len dệt (ví dụ như để tạo ra một thiết kế) hoặc vật liệu dệt có thể tháo rời, được ứng dụng nhưng không gắn vào đế giày...
D) Để phân loại các loại giày dép vào các nhóm của chương này, cần tính đến chất liệu cấu thành để tạo ra mũ giày. Các loại mũ giầy là những bộ phận của giày dép được định vị ở phía trên của đế giày (mặt giầy, ống giấy). Tuy nhiên, có một vài loại giầy mà đế giày được làm bằng chất liệu nhựa đúc và một vài loại giầy được làm theo kiểu giày moca da mộc của người da đỏ Châu Mỹ, chỉ riêng một chất liệu hay thậm chí chỉ là một mẩu chất liệu được sử dụng để tạo ra đế giầy và một phần hoặc toàn bộ phần mũ giày, như vậy điều này sẽ không cho phép phân biệt một cách dễ dàng giữa hai khái niệm đế ngoài của giầy và mũ giầy. Trong những trường hợp này, chúng ta phải coi mũ giầy là bộ phận bao phủ xung quanh các bên và phần trên của bàn chân. Kích cỡ của mũ giầy thay đổi tùy theo kiểu cách của từng loại giầy dép, từ kích cỡ bao trùm bàn chân và toàn bộ ống chân kể cả lên tới đùi (như giầy ống của người đi câu), cho tới kích cỡ chỉ bao gồm quai hoặc dây thừng (ví dụ như dép xăng đan).
Nếu mũ giày được làm từ hai hay nhiều vật liệu, thì vật liệu cấu thành có bề mặt phủ ngoài lớn nhất sẽ được dùng để xác định việc phân loại, không tính đến phụ kiện hay vật gia cố như tấm bảo vệ mắt cá chân, các phần phụ khác để bảo vệ hoặc trang trí, các bộ phận trang trí khác (như vỏ bọc mũi giầy, búp trang trí, mép viền...) khóa, khui, móc, ren hoặc phécmơ tuya khóa kéo. Vật liệu cấu thành của lớp lót nếu có cũng không ảnh hưởng tới việc phân loại.
E) Cần lưu ý rằng theo mục đích của chương này, các khái niệm thuật ngữ “cao su” và “plastic” bao gồm vải sợi và các vật liệu dệt khác có một lớp phủ bên ngoài bằng cao su hoặc vật liệu plastic có thể nhận biết bằng mắt thường, không tính tới sự thay đổi về màu sắc.”
Căn cứ nội dung nhóm 64.01: “Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự”.
Tham khảo chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 64.01:
“Nhóm này bao gồm giầy dép không thấm nước có cả đế ngoài và mũ (xem chú giải giải thích, đoạn (C) và (D), bằng cao su (thuật ngữ cao su như đã được định nghĩa trong Chú giải 1 của chương 40), bằng plastic hoặc bằng vật liệu dệt được phủ cao su hoặc plastic bên ngoài có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (xem chú giải 3(a) của chương này), miễn là phần mũ không được cố định vào đế hoặc không được lắp ráp từ các bộ phận khác nhau thông qua quy trình đã được nêu trong tiêu đề của nhóm.
Nhóm này bao gồm sản phẩm giày dép được đóng để bảo vệ không cho nước hoặc các chất lỏng khác xâm nhập vào và vì thế bao gồm một số loại giầy đi trên tuyết, giầy cao su để đi mưa, đi tuyết, giày bảo hộ trùm giày và giày trượt tuyết.
Giầy dép được phân loại trong nhóm này kể cả khi sản phẩm đó được làm một phần bằng vật liệu này và một phần bằng vật liệu khác trong các vật liệu đã được xác định (chẳng hạn như đế bọc ngoài có thể được làm bằng cao su và mũ giầy có thể được làm bằng vải dệt với một lớp bọc bên ngoài bằng plastic có thể nhìn thấy được bằng mắt thường; để áp dụng quy định này, không xét đến việc thay đổi màu sắc của lớp bọc bên ngoài)”.
Căn cứ nội dung nhóm 64.02: “Các loại giầy, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic”
Tham khảo chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 64.02:
“Nhóm này bao gồm giày dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, loại trừ các loại giày dép thuộc nhóm 64.01.
Giày, dép cũng được phân loại trong nhóm này khi mà mũ giầy và đế giày được làm bằng một phần chất liệu này và một phần chất liệu kia trong các chất liệu kể trên (chẳng hạn, đế bọc ngoài có thể được làm bằng cao su và mũ giày có thể được làm bằng vải dệt với một lớp bọc bên ngoài bằng plastic có thể nhìn thấy được bằng mắt thường; để áp dụng quy định này không cần xét đến việc thay đổi màu sắc của lớp bọc bên ngoài)”.
Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định: “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”;
Do doanh nghiệp cung cấp không đủ thông tin nên cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để hướng dẫn phân loại, áp mã số hàng hóa chính xác cho mặt hàng.
Căn cứ vào các nội dung hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và hàng hóa thực tế nhập khẩu để xác định mã số hàng hóa theo đúng quy định.
2. Hướng dẫn xác định trước mã số:
Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo chính xác mã số hàng hóa, doanh nghiệp có thể thực hiện xác định trước mã số hàng hóa theo các văn bản hướng dẫn sau:
- Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ.
- Hồ sơ xác định trước mã số theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.
|
TL.
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.