TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3494/HQHCM-GSQL |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
Kính
gửi: Công ty TNHH SX TM dịch vụ xuất nhập khẩu Việt
Thái
(49/11D, Hoài Thanh, phường 14, quận 8, TP. Hồ Chí Minh)
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh nhận được Đơn Khiếu nại không số đề ngày 21/9/2020 của Quý Công ty về việc tố giác Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ VB Universal xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Yuki và Hình được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 298395. Về vấn đề này, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến trao đổi như sau:
Ngày 05/10/2020, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 2881/HQHCM-GSQL gửi Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan để báo cáo về vụ việc nêu trên.
Ngày 19/11/2020, Cục Giám sát quản lý về hải quan có công văn số 3655/GSQL-GQ1 (Đính kèm) về việc vướng mắc thực thi sở hữu trí tuệ, theo đó Nhãn hiệu Yuki và Hình được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 298395 chưa được Tổng cục Hải quan thông báo chấp nhận áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) về nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định:
“Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn). Nội dung ủy quyền phải phù hợp với quy định pháp luật; trường hợp tổ chức, cá nhân ủy quyền không có trụ sở tại Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự theo thỏa thuận tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Chứng từ nộp phí hải quan theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.”
Đề nghị Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.
Trân trọng./.
Nơi nhận: |
TL.
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.