BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Ông
Nguyễn Văn Nghĩa
Địa chỉ: Khối 3, phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Về các câu hỏi của Ông liên quan đến Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Nghị định số 96/2016/NĐ-CP), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP có phải là văn bản quy định chi tiết Luật Công an nhân dân năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và khoản 1 Điều 11 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì có thể được hiểu văn bản quy định chi tiết là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể những nội dung được giao quy định chi tiết ngay tại điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết.
Luật Công an nhân dân năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 giao Chính phủ quy định chi tiết một số điều, khoản. Tuy nhiên, qua rà soát, nghiên cứu tên gọi, phạm vi điều chỉnh và nội dung cụ thể của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì thấy rằng đây là một nghị định độc lập quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục văn bản và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa xin và Pháp lệnh Cảnh sát môi trường thì Nghị định quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Công an nhân dân.
Từ các lý do nêu trên, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP không phải là văn bản quy định chi tiết Luật Công an nhân dân năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014.
2. Luật Công an nhân dân đã hết hiệu lực, vậy Nghị định số 96/2016/NĐ-CP có đồng thời hết hiệu lực?
Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
“1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Vì Nghị định số 96/2016/NĐ-CP không phải là văn bản quy định chi tiết Luật Công an nhân dân năm 2014, do vậy Nghị định này không đồng thời hết hiệu lực khi Luật Công an nhân dân năm 2014 hết hiệu lực theo khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
3. Luật Đầu tư năm 2014 sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021, vậy Nghị định số 96/2016/NĐ-CP có đồng thời hết hiệu lực?
Tương tự như vậy, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP không phải là văn bản quy định chi tiết Luật Đầu tư năm năm 2014, do vậy Nghị định này không đồng thời hết hiệu lực khi Luật Đầu tư năm 2014 hết hiệu lực theo khoản 4 Điều 154 nêu trên.
Luật Công an nhân dân do Bộ Công an chủ trì soạn thảo; Luật Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, do vậy, Ông có thể hỏi 02 Bộ nêu trên để có thông tin cụ thể hơn về hiệu lực của văn bản mà ông quan tâm.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp đối với câu hỏi mà ông gửi đến.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.