BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3341/BVHTTDL-VP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 4373/VPCP- QHĐP ngày 23/6/2024, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ảnh thực trạng sử dụng ngôn ngữ “ngoại lai”, cách viết “khác lạ” hiện nay đang làm mất dần bản sắc văn hóa về tiếng nói chữ viết của nước ta. Để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tiếng Việt, tránh bị “lai căng”, “tạp nham”. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, Ngành chuyên môn cần xây dựng một cơ quan chuẩn mực làm nòng cốt cho việc duy trì, phổ biến, giáo dục về tiếng Việt; đồng thời cơ quan chức năng cần đề cao thực hiện biện pháp tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo in, đài truyền hình… ) để truyền đạt đến Nhân dân trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
Theo quy chế làm việc của Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp một số thông tin liên quan đến nội dung trên gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu như sau:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trong đó ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) là một trong những tiêu chí để xác định yếu tố đặc trưng cơ bản của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn tiếng nói, chữ viết chính là bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc thiểu số nói riêng bên cạnh những giá trị văn hóa khác.
Trước sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số cũng có sự tiếp xúc, biến đổi, vay mượn từ trong tiếng Việt (các thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các từ ngữ liên quan tới các hiện tượng mới xuất hiện trong cuộc sống, các cách nói của giới trẻ , các lối dùng từ ngữ trên mạng xã hội…). Do đó, việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số là một việc rất quan trọng.
Để thực hiện công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai một số hoạt động như sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn bảo tồn tiếng nói, chữ viết có nguy cơ mai một cao đối với một số dân tộc như: dân tộc Giáy tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; dân tộc Dao tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và dân tộc Cơ Tu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam…
- Tiến hành khảo sát, thống kê, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, thư tịch cổ của các dân tộc.
- Biên soạn, xuất bản sách bằng tiếng dân tộc, song ngữ (tiếng dân tộc và tiếng phổ thông) để tăng cường tủ sách cho các thư viện công cộng và các tủ sách văn hóa dân tộc ở cơ sở.
- Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương quan tâm tới công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc tại địa phương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, trả lời cử tri theo yêu cầu./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.