ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 3301/UBND-KT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố; |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1100/TTg-NN ngày 23 tháng 8 năm 2021 về việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và theo đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Công văn số 104/PCTT ngày 28 tháng 9 năm 2021; Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện
a) Tiếp tục quán triệt thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 3298/UBND-KT ngày 28 tháng 8 năm 2020 về việc tăng cường rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh; Công văn số 2250/UBND-KT ngày 06 tháng 7 năm 2021 về triển khai công tác sẵn sàng ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai ngã đổ cây xanh, giàn giáo, quảng cáo, lưới điện trong mùa mưa, lũ năm 2021 và Công văn số 2592/UBND-KT ngày 04 tháng 8 năm 2021 về an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai trước mùa mưa, lũ năm 2021.
b) Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Bộ Y tế... để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó.
c) Tổ chức rà soát phương án ứng phó thiên tai hiện có, chủ động xây dựng phương án ứng phó từng tình huống thiên tai cụ thể trong bối cảnh phải phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình huống mưa lũ, bão lớn để triển khai thực hiện khi có tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
2. Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố rà soát, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 2250/UBND-KT ngày 06 tháng 7 năm 2021, đặc biệt, là các đợt triều cường, mưa lũ nhũng tháng cuối năm 2021; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” của các địa phương, đơn vị; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trú đóng trên địa bàn để triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, phù hợp với diễn biến của mưa lũ.
4. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận - huyện và các đơn vị chủ đầu tư, quản lý đê điều
a) Chủ động thường xuyên kiểm tra, rà soát công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai để kịp thời phát hiện và xử lý, khắc phục sự cố tại các vị trí xung yếu; tổ chức thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chuẩn bị sẵn sàng vật tư và nguồn nhân lực tại chỗ để kịp thời xử lý các sự cố bể bờ, tràn bờ gây ngập úng trong mùa mưa bão năm 2021; trong đó, lưu ý các biện pháp xử lý phù hợp với diễn biến, yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 3298/UBND-KT ngày 28 tháng 8 năm 2020 về tăng cường rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh và Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 về ban hành Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn Thành phố. Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương, đơn vị để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đê điều, công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai.
b) Tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đê điều. Kiên quyết xử lý các bến bãi tập kết vết vật liệu, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép ảnh hưởng đến an toàn đê điều, nhất là các tuyến đê bao thuộc dự án Bờ hữu ven sông Sài Gòn khu vực huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, Quận 12.
5. Sở Giao thông vận tải kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống xảy ra mưa, lũ lớn, kéo dài.
6. Sở Y tế xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, cơ sở điều trị dã chiến, khu cách ly tập trung trong tình huống xảy ra thiên tai; phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành xây dựng phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đối với công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương có dịch./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.