BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3274/BGTVT-KCHT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2024 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa
Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024, nội dung kiến nghị như sau:
“Cử tri huyện Triệu Sơn phản ánh: Tuyến đường Quốc lộ 47C qua địa phận huyện Triệu Sơn khoảng gần 20km. Tuy nhiên, mỗi lần đầu tư nâng cấp mặt đường lại cao hơn lần trước 10 - 20cm đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân hai bên trục đường; công trình nhà và hạ tầng của Nhân dân dần tụt sâu so với cốt mặt đường (tính từ năm 2020 trở lại đây cốt đường đã cao thêm khoảng 45 - 50cm làm nhiều nhà dân bị tụt so với mặt đường) mặc dù tuyến đường này chưa bao giờ ngập lụt. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét cho phù hợp với điều kiện thực tế cần thiết mỗi khi có dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 47C.”
Trước tiên, Bộ GTVT trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ GTVT ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. Về nội dung kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT xin trả lời như sau:
Theo báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam (Cục ĐBVN)[1]: Quốc lộ 47C đoạn qua huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trước đây là đường tỉnh ĐT.506, được chuyển thành quốc lộ năm 2015[2]), quy mô tuyến đường chủ yếu là đường cấp V đồng bằng, một số đoạn qua đô thị đạt cấp IV đồng bằng, mặt đường láng nhựa, nhiều đoạn các hộ dân xây nhà ở sát dọc hai bên tuyến đường, do vậy hệ thống thoát nước chưa được đầu tư xây dựng kịp theo tốc độ phát triển nhà dọc hai bên tuyến.
Từ khi được chuyển thành quốc lộ, Cục ĐBVN đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý, bảo trì để đảm bảo khả năng khai thác của tuyến đường. Trong đó, đoạn qua địa bàn huyện Triệu Sơn có chiều dài 20,07km (từ Km7+550- Km27+620); để duy trì khả năng khai thác của tuyến đường, từ năm 2018 đến nay đã thực hiện sửa chữa 13,8 km/20,17km (từ Km12+200-Km26+00) với giải pháp thảm bê tông nhựa mặt đường 9,72 km, cào bóc tái chế và láng nhựa mặt đường 5,7 km (việc lựa chọn giải pháp sửa chữa phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và thực tế hư hỏng trên tuyến). Do đó, một số trường hợp sau sửa chữa, mặt đường được tôn cao, phát sinh hiện tượng nhà dân thấp hơn mặt đường xe chạy.
Bộ GTVT đồng thuận và ghi nhận ý kiến cử tri đã nêu, để hạn chế tình trạng mặt đường bị tôn cao sau mỗi lần đầu tư, sửa chữa làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân hai bên trục đường như kiến nghị cử tri, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục ĐBVN[3] đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới, thân thiện môi trường trong công tác bảo trì hệ thống quốc lộ, trong đó sử dụng giải pháp cào bóc tái chế để hạn chế việc nâng cao độ mặt đường, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân hai bên tuyến đường trong thời gian tới khi đầu tư sửa chữa các đoạn tuyến đi qua khu vực đông dân cư.
Trên đây là trả lời của Bộ GTVT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa để trả lời cử tri và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của cử tri đối với ngành Giao thông vận tải./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.