BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3201/LĐTBXH-BĐG |
Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai hoạt động Mô hình Địa chỉ tin cây - nhà tạm lánh tại cộng đồng (sau đây gọi tắt là Mô hình) với một số nội dung chính sau:
A. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG
- Thí điểm thực hiện Mô hình làm căn cứ xây dựng và ban hành quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương và các quy định của pháp luật.
- Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thực hiện trong phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ hỗ trợ mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm 01 Mô hình tại 01 xã/phường/thị trấn từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.
Khuyến khích các địa phương, tổ chức liên quan huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác.
B. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
- Nhanh chóng giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới ngay từ cấp cộng đồng thông qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới bao gồm: tạm lánh, chăm sóc y tế, tư vấn/tham vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản, hỗ trợ chuyển tuyến (khi cần thiết).
- Thu hút được sự tham gia và nâng cao nhận thức của người dân tại địa bàn trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Đảm bảo việc phối hợp giữa các bên liên quan trong hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, hình thành đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở.
- Nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới (sau đây gọi tắt là nạn nhân);
- Con của nạn nhân;
- Người dân tại địa bàn triển khai Mô hình.
III. Hoạt động chính của Mô hình
1. Hỗ trợ nạn nhân
- Tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh khẩn cấp nhằm cách ly và bảo vệ an toàn cho nạn nhân/người có nguy cơ bị bạo lực (và con của họ) khỏi đối tượng gây bạo lực/người có nguy cơ gây bạo lực.
- Chăm sóc y tế ban đầu: sơ cứu trong trường hợp nạn nhân bị thương tích nhẹ, trong trường hợp nặng hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tư vấn ổn định tâm lý cho nạn nhân (và con của họ trong trường hợp cần thiết); tư vấn, có biện pháp can thiệp đối với đối tượng gây bạo lực và kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
- Tư vấn pháp luật cơ bản cho nạn nhân nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nạn nhân.
- Kết nối các dịch vụ liên quan phù hợp để hỗ trợ nạn nhân khi có nhu cầu hoặc khi nạn nhân cần được chuyển tuyến.
- Hỗ trợ nạn nhân trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi đã đảm bảo đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tối thiểu trong thời gian 6 tháng để đảm bảo bạo lực không tái diễn.
2. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Thực hiện tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho người dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, trong đó cần chú trọng cả nhóm đối tượng gây bạo lực và/hoặc có nguy cơ cao gây bạo lực thông qua hoạt động lồng ghép trong các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động liên quan; khuyến khích sự lên án của cộng đồng đối với các hành vi bạo lực trên cơ sở giới
- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho cán bộ Ban quản lý Mô hình và người làm việc tại Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh.
3. Kết nối với cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực
- Thực hiện việc kết nối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực nhằm giúp nạn nhân nhanh chóng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ liên quan khác.
- Kết nối, hỗ trợ nạn nhân chuyển tuyến trong trường hợp bị bạo lực nghiêm trọng vượt quá khả năng đáp ứng của Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng.
C. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU TRIỂN KHAI ĐỊA CHỈ TIN CẬY - NHÀ TẠM LÁNH TẠI CỘNG ĐỒNG
Để đảm bảo các nội dung quy định tại mục B nêu trên, trong quá trình thí điểm triển khai Mô hình phải đảm bảo các tiêu chí sau:
1. Môi trường, vị trí của Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh
Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh phải được đặt tại địa điểm đảm bảo an toàn cho đối tượng trong thời gian tạm lánh; thuận tiện về giao thông, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt; ưu tiên triển khai tại các địa điểm như trạm y tế, ngôi nhà tạm lánh cho các đối tượng yếu thế.
2. Cơ sở vật chất của Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh
Nơi bố trí làm Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh phải đảm bảo bảo an toàn và có các vật dụng cần thiết để nạn nhân sử dụng trong thời gian “cách ly” với đối tượng gây bạo lực hoặc có nguy cơ gây bạo lực, ở đó nạn nhân tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc ban đầu tối thiểu về y tế, sức khỏe, tư vấn ổn định tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản. Cụ thể:
- Diện tích: đảm bảo hỗ trợ ít nhất 02 nạn nhân tại cùng một thời điểm, diện tích tối thiểu 6m2/01 nạn nhân. Có khu vực vệ sinh khép kín hoặc ở gần phòng ở (không tính trong diện tích phòng). Khuyến khích lựa chọn địa điểm có hàng rào xung quanh.
- Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng; có chốt cửa đủ đảm bảo an toàn cho nạn nhân.
- Có hệ thống đèn chiếu sáng; phương tiện liên lạc với bên ngoài.
- Có các trang thiết bị, vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày chăm sóc y tế, tư vấn cho đối tượng (Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).
3. Năng lực của người làm việc tại Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh
Người làm việc tại Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng (có thể là Thành viên Ban Quản lý Mô hình hoặc là Tình nguyện viên) phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tự nguyện đăng ký làm việc tại Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng.
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh nghiệm trong việc trợ giúp người bị bạo lực;
- Có uy tín trong cộng đồng;
- Được tập huấn kiến thức liên quan đến hoạt động trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
1. Lựa chọn địa bàn triển khai Mô hình
Việc chọn địa bàn thực hiện Mô hình cần mang tính đại diện, đặc trưng về điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, địa lý... của địa phương. Trong đó, địa bàn được lựa chọn cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Có số vụ bạo lực trên cơ sở giới phổ biến với một hoặc một số biểu hiện gia tăng các vụ việc như: bạo lực đối với phụ nữ; ép nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính khi sinh, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục; mua bán phụ nữ, trẻ em gái; tảo hôn...
- Có sự quan tâm, ủng hộ và cam kết mạnh mẽ hỗ trợ huy động nguồn lực thực hiện mô hình của lãnh đạo chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phương.
- Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, tận tâm trong công việc.
- Khuyến khích lựa chọn xã/phường/thị trấn đã xây dựng Mô hình ngôi nhà tạm lánh1 chăm sóc các đối tượng yếu thế cùng triển khai tại địa phương để tận dụng việc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có hoặc đã triển khai Mô hình ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới thuộc Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 có hiệu quả.
2. Quản lý Mô hình
Thành lập Ban quản lý ở cấp xã để chỉ đạo hoạt động của Mô hình. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ban quản lý có thể được lồng ghép trong Ban quản lý xây dựng nông thôn mới (ở những xã được chọn thực hiện mô hình nông thôn mới) hoặc thành lập Ban quản lý riêng. Ban quản lý có từ 5 - 7 thành viên do 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban và thành viên được lựa chọn trong các ban, ngành của xã2, trong đó nhất thiết phải gồm 03 thành viên là cán bộ làm công tác: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế. Ban chỉ đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập kèm theo quy chế hoạt động.
Ban quản lý có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động và kịp thời chỉ đạo các hoạt động của Mô hình.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban quản lý trong đó: phân công 1 hoặc 2 người hỗ trợ nạn nhân tại địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh; phân công 1 đến 2 người trực số điện thoại khẩn cấp (24/24) để kịp thời ứng phó với tình huống bạo lực (số điện thoại này được thông báo rộng rãi tới người dân trên địa bàn).
- Tổ chức thu thập thông tin, số liệu báo cáo.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động của Mô hình
- Xử lý các vấn đề phát sinh tại Mô hình, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tiễn.
3. Kinh phí thực hiện mô hình
Kinh phí triển khai Mô hình từ các nguồn sau:
- Kinh phí được cấp từ Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020. Nội dung chi, mức chi và việc quản lý kinh phí triển khai Mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020;
- Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng;
- Các nguồn hợp pháp khác.
4. Phân công thực hiện
a) Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn triển khai, định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Mô hình và ban hành tiêu chuẩn Mô hình để các địa phương thực hiện.
- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho công tác thí điểm Mô hình; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính xây dựng Mô hình.
- Xây dựng và phát triển tài liệu tập huấn; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ/người làm tại địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng.
b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp tỉnh
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, lựa chọn tổ chức triển khai thí điểm Mô hình; có văn bản thông báo việc lựa chọn xã/phường/thị trấn triển khai thí điểm Mô hình tại địa phương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tổng hợp kết quả thực hiện Mô hình trong Báo cáo kết quả thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến hăm 2030.
- Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và giao dự toán kinh phí được trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương để thực hiện Mô hình đảm bảo đúng, đủ và hiệu quả; căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để nhân rộng mô hình.
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp triển khai thực hiện và tổ chức vận động, huy động nguồn lực để xây dựng và triển khai Mô hình một cách thiết thực, hiệu quả.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động của Mô hình do cấp huyện quản lý.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan có liên quan tham mưu triển khai thực hiện Mô hình trong phạm vi, trách nhiệm được giao.
- Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả hoạt động của Mô hình thuộc phạm vi quản lý về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thành lập Ban quản lý “Mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng”; ban hành Quyết định lựa chọn địa điểm làm địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng và thông báo địa trên các phương tiện thông tin ở địa phương để người dân biết.
đ) Trách nhiệm của tổ chức/cá nhân thực hiện Mô hình
- Xây dựng, thực hiện Nội quy, Quy chế hoạt động của “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng”.
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai các nội dung hoạt động của Mô hình.
Trên đây là một số nội dung chính hướng dẫn thực hiện Mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan tổ chức triển khai Mô hình tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) để phối hợp xử lý./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, VẬT DỤNG CẦN THIẾT PHỤC VỤ CHO
SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHĂM SÓC Y TẾ, TƯ VẤN CHO ĐỐI TƯỢNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 3201/LĐTBXH-BĐG ngày 3 tháng 8 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT |
Tên trang thiết bị |
Định mức |
Ghi chú |
I |
Thiết bị của phòng lưu trú cho đối tượng tạm lánh |
||
1. |
Giường nằm cho đối tượng |
01 giường/đối tượng |
|
2. |
Tủ y tế (bao gồm các loại thuốc chữa bệnh thông thường; đồ sơ cứu vết thương trong trường hợp nhẹ) |
01 tủ /phòng |
|
3. |
Đo huyết áp |
01 cái/phòng |
|
4. |
Nhiệt kế |
01 cái/phòng |
|
5. |
Cân sức khỏe |
01 cái/phòng |
|
6. |
Quạt gió |
01 cái/phòng |
|
7. |
Điện thoại |
01 cái/phòng |
|
8. |
Bóng đèn |
02 cái/phòng |
|
9. |
Đèn pin/đèn tích điện |
01 cái/phòng |
|
10. |
Ti vi |
01 cái/phòng |
|
11. |
Chăn, chiếu, màn, đệm |
01 bộ/phòng |
|
12. |
Phích điện |
01 cái/phòng |
|
13. |
Bàn ghế ngồi ăn cơm/uống nước |
01 bộ/phòng |
|
14. |
Tủ để đồ |
01 cái/phòng |
|
15. |
Mắc áo |
05 cái /phòng |
|
16. |
Xô/Chậu |
02 cái/phòng |
|
17. |
Bếp ga, xoong nồi, ấm đun nước, bát đũa |
|
Căn cứ quy mô, nhu cầu của đối tượng để mua sắm, trang bị để hoạt động hiệu quả |
18. |
Quần áo, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng; đồ vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ... |
|
|
II |
Thiết bị, đồ chơi cho trẻ em là nạn nhân, con của nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới |
||
1. |
Cũi để trẻ, bình sữa |
|
Căn cứ quy mô, nhu cầu của đối tượng để mua sắm, trang bị để hoạt động hiệu quả |
2. |
Tủ, kệ đựng sách báo, ghế ngồi cho trẻ đọc sách báo |
|
|
3. |
Các đồ chơi vận động |
|
1 Mô hình cơ sở tạm lánh do Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.
2 Các ban ngành gồm: Lao động, Thương binh và xã hội, Công an, Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh...
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.