BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
3139/BTTTT-KTS&XHS |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BTTT ngày 30/6/2022 quy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thực hiện Thông tư 05/2022/TT-BTTTT , trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, xây dựng Khung chương trình, tài liệu và bài giảng mẫu phục vụ “Phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn” (phiên bản 1.0). Khung kỹ năng số cơ bản và khung chương trình bồi dưỡng (phiên bản 1.0) bao gồm các kỹ năng số cần thiết, được khuyến nghị trang bị cho người dân để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, cải thiện hiệu suất công việc, đảm bảo sự phát triển bền vững của cá nhân và xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng kính gửi khung kỹ năng số cơ bản và khung chương trình bồi dưỡng (kèm theo công văn này) để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo, chỉ đạo triển khai tại địa phương (nhiệm vụ quy định tại tiểu mục b Mục 5 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTTT), trong đó lưu ý:
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia;
- Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin (trực tiếp hoặc trực tuyến) trên cơ sở lựa chọn các nội dung phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
- Bố trí kinh phí của Chương trình, nguồn ngân sách đối ứng của địa phương và huy động các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ tại địa phương theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Phân công đầu mối triển khai của địa phương để báo cáo, chia sẻ thông tin về tiến độ, cập nhật tình hình triển khai thực hiện và gửi thông báo đầu mối triển khai về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31/8/2024;
- Định kỳ gửi báo cáo quý về tình hình và kết quả triển khai về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 của tháng cuối quý.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Quý Cơ quan liên hệ đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ: Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông, chị Trần Thị Mỹ Dung, điện thoại: 0966224345, email: ttmdung@mic.gov.vn.
Trân trọng./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
KHUNG
KỸ NĂNG SỐ CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI DÂN (PHIÊN BẢN 1.0)
(Kèm
theo Công văn số 3139/BTTTT-KTS&XHS ngày 31/7/2024 của Bộ Thông tin và
Truyền thông)
a) Nhóm kỹ năng sử dụng thiết bị
TT |
Nhóm kỹ năng |
Kỹ năng |
Mô tả |
0 |
Sử dụng thiết bị và phần mềm trên thiết bị |
0.1. Sử dụng thiết bị |
Nhận diện, phân biệt thiết bị và làm quen với các thành phần cơ bản của thiết bị Tìm hiểu và làm quen với một số các tính năng của một số phần mềm, ứng dụng chạy trên thiết bị. |
0.2. Sử dụng phần mềm trên thiết bị |
Nhận biết các biểu tượng trên thiết bị. Tìm hiểu và làm quen với một số tính năng của các phần mềm, ứng dụng phổ biến chạy trên thiết bị. Cách cài đặt, cập nhật và quản lý các ứng dụng phần mềm trên các thiết bị |
b) Nhóm kỹ năng số cơ bản
TT |
Nhóm kỹ năng |
Kỹ năng |
Mô tả |
1 |
Kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin trên môi trường Internet |
1.1. Tìm kiếm, chọn lọc thông tin trên Internet |
Hiểu mục đích tìm kiếm và biết một số công cụ đơn giản để tìm kiếm Làm quen với cách thức để truy cập tới dữ liệu, thông tin nội dung cần tìm kiếm Biết cách xây dựng chiến lược tìm kiếm |
1.2. Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung trên môi trường Internet |
Phân tích, so sánh, đánh giá mức độ tin cậy và tính xác thực của nguồn dữ liệu |
||
1.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung |
Biết cách sắp xếp, lưu trữ, truy xuất dữ liệu một cách đơn giản, có hệ thống. |
||
2 |
Kỹ năng giao tiếp và phối hợp sử dụng công nghệ số |
2.1. Giao tiếp trên Internet |
Làm quen với một số ứng dụng đơn giản, phổ biến trong giao tiếp |
2.2. Chia sẻ thông tin trên Internet |
Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung bằng cách sử dụng các ứng dụng, công nghệ đơn giản, phù hợp. Nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi trích dẫn, sử dụng thông tin, tài liệu của người khác, cơ quan, tổ chức khác |
||
2.3. Trở thành công dân số |
Làm quen với một số ứng dụng phù hợp và đơn giản để tự trao quyền cho bản thân và tham gia vào các hoạt động xã hội số với vai trò là một người dân |
||
2.4. Phối hợp, cộng tác qua công nghệ số |
Lựa chọn, sử dụng công cụ và công nghệ số đơn giản để cộng tác, cùng nhau xây dựng, sáng tạo thông tin, tri thức |
||
2.5. Quy tắc ứng xử trên Internet |
Nắm được các chuẩn mực hành vi và biết cách hành xử khi sử dụng các công nghệ số và tham gia tương tác trên Internet Điều chỉnh chiến lược giao tiếp phù hợp với từng đối tượng cụ thể Hiểu về sự đa dạng văn hóa và đa dạng thế hệ trên môi trường số |
||
2.6. Quản lý danh tính số |
Tạo và quản lý một hoặc nhiều danh tính số Biết cách đơn giản để bảo vệ danh tiếng cá nhân trên Internet Nhận biết dữ liệu được tạo ra qua việc sử dụng các công cụ số, môi trường số hay các dịch vụ số. |
||
3 |
Kỹ năng sáng tạo nội dung trên thiết bị, trên môi trường Internet |
3.1. Phát triển nội dung trên thiết bị, trên môi trường Internet |
Tạo nội dung ở các định dạng đơn giản Biết cách thể hiện bản thân nhờ sử dụng các công cụ, ứng dụng số đơn giản |
3.2. Tích hợp và tạo mới nội dung số |
Chỉnh sửa, nâng cấp và kết hợp các thông tin, nội dung với vốn tri thức hiện có để tạo ra nội dung và kiến thức mới, nguyên bản có liên quan |
||
3.3. Bản quyền và giấy phép |
Hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy phép liên quan đến dữ liệu, thông tin và nội dung trên môi trường internet |
||
3.4. Lập trình |
Thiết lập các chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu cho hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề nhất định hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể |
||
4 |
Kỹ năng an toàn thông tin |
4.1. Bảo vệ thiết bị |
Biết về các rủi ro, nguy cơ mất an toàn thông tin đối với thiết bị phổ biến Nhận biết các dấu hiệu thiết bị bị nhiễm virus, tấn công mạng Biết cách đơn giản để bảo vệ thiết bị và các nội dung, thông tin trên thiết bị (máy tính, thiết bị di động, thiết bị thông minh, thiết bị lưu trữ...) Lựa chọn cách thức đơn giản để bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng thiết bị hoặc khi kết nối, sử dụng mạng không dây Nhận diện các cách đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân |
4.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư |
Lựa chọn cách thức đơn giản để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên Internet (như thiết lập, quản lý, sử dụng mật khẩu an toàn...) Lựa chọn các cách đơn giản để sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân, biết cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi các rủi ro, thiệt hại Hiểu về "Chính sách quyền riêng tư" của các bên liên quan về các dịch vụ số đang được cung cấp. Hiểu biết và có khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng các dịch vụ số (như thanh toán số, thư điện tử, mạng xã hội...). Bảo vệ, sao lưu, phục hồi dữ liệu |
||
4.3. Bảo vệ sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần |
Tránh các rủi ro về sức khỏe và mối đe dọa đến tinh thần và thể chất trong quá trình sử dụng công nghệ số (như có khả năng nhận diện và phòng tránh tấn công phi kỹ thuật...). Bảo vệ bản thân và người khác khỏi những nguy cơ trong môi trường kỹ thuật số (ví dụ: bắt nạt trên mạng, lừa đảo trên mạng...). Nhận thức tác động của công nghệ số đối với phúc lợi và hòa nhập xã hội. |
||
4.4. Bảo vệ môi trường |
Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và tác động của chúng với môi trường. |
||
5 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
5.1. Giải quyết vấn đề kỹ thuật |
Nhận diện được các vấn đề kỹ thuật khi vận hành thiết bị và sử dụng môi trường số. Biết áp dụng các cách đơn giản để giải quyết. |
5.2. Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng công nghệ |
Hiểu nhu cầu về vấn đề cần giải quyết. Lựa chọn sử dụng các công cụ kỹ thuật số và các giải pháp công nghệ tiềm năng để giải quyết vấn đề. Điều chỉnh và tùy biến môi trường kỹ thuật số theo nhu cầu cá nhân. |
||
5.3. Sáng tạo nhờ sử dụng công nghệ số |
Sử dụng các công cụ số để khởi tạo nội dung, tri thức và đổi mới sản phẩm, quy trình. Tham gia theo danh nghĩa cá nhân hoặc theo hình thức nhóm vào quy trình xử lý đơn giản để hiểu và giải quyết các vấn đề |
||
5.4. Xác định khoảng cách về năng lực số |
Nhận diện được các năng lực số, kỹ năng số của bản thân cần được cải thiện Tự tìm cơ hội phát triển bản thân và cập nhật xu hướng công nghệ, xu hướng an toàn thông tin |
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐ VÀ NĂNG LỰC TIẾP CẬN THÔNG
TIN CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN (PHIÊN BẢN 1.0)
(Kèm
theo Công văn số 3139/BTTTT-KTS&XHS ngày 31/7/2024 của Bộ Thông tin và
Truyền thông)
a) Nhóm kỹ năng sử dụng thiết bị
TT |
Nhóm kỹ năng |
Kỹ năng |
Các bài học |
0 |
Sử dụng thiết bị và phần mềm trên thiết bị |
0.1. Sử dụng thiết bị |
Mô-đun 1: Sử dụng máy tính cơ bản - Bài 1: Máy tính và các thành phần cơ bản của máy tính - Bài 2: Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính - Bài 3: Làm việc với hệ điều hành - Bài 4: Quản lý thư mục và tệp trên máy tính - Bài 5: Một số phần mềm tiện ích - Bài 6: Sử dụng tiếng Việt Mô-đun 2: Sử dụng điện thoại thông minh Mô-đun 3: Sử dụng máy in Mô-đun 4: Sử dụng máy quét (scan) và một số cách quét tài liệu bằng điện thoại |
0.2. Sử dụng phần mềm trên thiết bị |
b) Nhóm kỹ năng số cơ bản
TT |
Nhóm kỹ năng |
Kỹ năng |
Mô tả |
1 |
Kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin trên môi trường Internet |
1.1. Tìm kiếm, chọn lọc thông tin trên Internet |
Mô-đun 5: Tìm kiếm, khai thác thông tin trên Internet - Bài 1: Tìm kiếm thông tin - Bài 2: Xác thực thông tin - Bài 3: Quản lý dữ liệu |
1.2. Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung trên môi trường Internet |
|||
1.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung |
|||
2 |
Kỹ năng giao tiếp và phối hợp sử dụng công nghệ số |
2.1. Giao tiếp trên Internet |
Mô-đun 6: Giao tiếp trên Internet - Bài 1: Giao tiếp qua thư điện tử (email) - Bài 2: Giao tiếp, chia sẻ qua các ứng dụng liên lạc, mạng xã hội Mô-đun 7: Thanh toán qua Internet Mô-đun 8: Mua bán qua Internet Mô-đun 9: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến Mô-đun 10: Phối hợp, cộng tác trên Internet Mô-đun 11: Quy tắc ứng xử trên Internet Mô-đun 12: Quản lý danh tính số, hình ảnh cá nhân |
2.2. Chia sẻ thông tin trên Internet |
|||
2.3. Trở thành công dân số |
|||
2.4. Phối hợp, cộng tác qua công nghệ số |
|||
2.5. Quy tắc ứng xử trên Internet |
|||
2.6. Quản lý danh tính số |
|||
3 |
Kỹ năng sáng tạo nội dung trên thiết bị, trên Internet |
3.1. Tạo nội dung trên thiết bị, trên Internet |
Mô-đun 13: Sáng tạo nội dung trên thiết bị, trên Internet - Bài 1: Tạo nội dung dạng văn bản, trình chiếu và bảng tính - Bài 2: Tạo hình ảnh, video - Bài 3: Bản quyền nội dung trên Internet - Bài 4: Tạo website với tiền miền “.vn” |
3.2. Tích hợp và tạo mới nội dung số |
|||
3.3. Bản quyền và giấy phép |
|||
3.4. Lập trình |
|||
4 |
Kỹ năng an toàn thông tin |
4.1. Bảo vệ thiết bị |
Mô-đun 14: Đảm bảo an toàn trên Internet - Bài 1: Một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với máy tính hoặc điện thoại - Bài 2: Quy tắc đặt mật khẩu - Bài 3: Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên Internet - Bài 4: Phòng tránh lừa đảo tài chính trên mạng - Bài 5: Phòng tránh lừa đảo tình cảm trên mạng - Bài 6: Bảo vệ môi trường |
4.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư |
|||
4.3. Bảo vệ sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần |
|||
4.4. Bảo vệ môi trường |
|||
5 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề |
5.1. Giải quyết vấn đề kỹ thuật |
Mô-đun 15: Giải quyết các vấn đề cơ bản - Bài 1: Các lỗi thường gặp trên máy tính - Bài 2: Xác định khoảng cách về năng lực số |
5.2. Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng công nghệ |
|||
5.3. Sáng tạo nhờ sử dụng công nghệ số |
|||
5.4. Xác định khoảng cách về năng lực số |
KHUNG
CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ BÀI GIẢNG MẪU PHỤC VỤ “PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, NÂNG CAO
KỸ NĂNG SỐ VÀ NĂNG LỰC TIẾP CẬN THÔNG TIN CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN” (PHIÊN BẢN
1.0)
(Kèm
theo Công văn số 3139/BTTTT-KTS&XHS ngày 31/7/2024 của Bộ Thông tin và
Truyền thông)
Đường liên kết:
https://drive.google.com/drive/folders/1duB-BZKnYdf3wnscQnMVNbPWKXoFkSk4?usp=drive_link
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.