BỘ THÔNG TIN VÀ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2886/BTTTT-PTTH&TTĐT
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Công điện 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/6/2024 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè; Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp bảo đảm công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đặc biệt là trong việc quản lý trẻ em, học sinh dịp nghỉ hè, cụ thể như sau:
1. Chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông nâng cao tuyên truyền, cảnh báo về các nguy cơ nguy hiểm, xâm phạm trẻ em trên không gian mạng. Khẩn trương thành lập Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu độc để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, thông tin có ảnh hưởng đến trẻ em trên không gian mạng.
2. Các nền tảng mạng xã hội có trụ sở tại địa phương triển khai các giải pháp thực hiện rà quét, phát hiện, gỡ chặn các thông tin, bài viết, hội nhóm ảnh hưởng tới trẻ em, trẻ vị thành niên để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; có thông tin cảnh báo, khuyến khích các nội dung không phù hợp trẻ em.
3. Trong thời gian quan, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (Phụ lục các văn bản kèm theo). Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền rà soát các văn bản này. Trong quá trình triển khai có vướng mắc, bất cập phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền có liên quan.
4. Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 830/QĐ- TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”, ưu tiên các biện pháp nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu:
a) 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn;
b) 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội;
c) Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Một số các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cần ưu tiên:
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng đến từng trường học, lớp học, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư; giáo dục, vận động cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình thường xuyên quan tâm, đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng. Trong những ngày nghỉ hè, phát triển các chương trình, hình thức giáo dục thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ dân phố, trung tâm tư vấn.
- Nội dung tuyên truyền tham khảo Cẩm nang bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Cục An toàn thông tin biên soạn và các tài liệu, tin tức thường xuyên được cập nhật tại Website Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (https://vn-cop.vn/).
- Đa dạng hình thức tuyên truyền, đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội.
- Đa dạng đối tượng tuyên truyền, triển khai các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.
b) Xây dựng mô hình, quy chế quản lý việc dạy học trực tuyến và các hướng dẫn cho nhà trường, giáo viên về nội dung bảo đảm an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với các hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục. Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập nội dung vi phạm pháp luật, nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
c) Rà soát, phát hiện kịp thời các thông tin độc hại trên môi trường mạng để xử lý kịp thời các thông tin không phù hợp, không có lợi cho trẻ em.
d) Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ về hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên môi trường mạng nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh, phụ huynh.
e) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương và có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương.
f) Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại các cấp, các ngành; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng.
g) Định kỳ hàng năm, chủ động báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định 830/QĐ-TTg về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) để tổng hợp và báo cáo kịp thời.
Trân trọng./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH
SÁCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH LĨNH VỰC BẢO VỆ TRẺ EM
TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
(Kèm theo Công văn số /BTTTT-PTTH&TTĐT
ngày tháng năm 2024 của Bộ Thông tin và
Truyền thông )
TT |
Số hiệu văn bản |
Ngày ban hành |
Nội dung |
I |
LUẬT |
||
1. |
102/2016/QH13 |
05/4/2016 |
Luật trẻ em |
2. |
24/2018/QH14 |
12/6/2018 |
Luật an ninh mạng |
3. |
86/2015/QH13 |
19/11/2015 |
Luật an toàn thông tin |
4. |
67/2006/QH11 |
29/6/2006 |
Luật Công nghệ thông tin |
II |
NGHỊ ĐỊNH |
||
1. |
72/2013/NĐ-CP |
15/7/2013 |
Nghị định quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng |
2. |
27/2018/NĐ-CP |
01/03/2018 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. |
3. |
56/2017/NĐ-CP |
09/5/2017 |
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em |
4. |
15/2020/NĐ-CP |
03/2/2020 |
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử |
5. |
119/2020/NĐ-CP |
07/10/2020 |
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản |
6. |
130/2021/NĐ-CP |
30/12/2021 |
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. |
7. |
13/2023/NĐ-CP |
17/04/2023 |
Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân |
III |
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH |
||
1. |
14/CT-TTg |
07/6/2019 |
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam |
2. |
23/CT-TTg |
26/5/2020 |
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em |
3. |
830/QĐ-TTg |
01/6/2021 |
Phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” |
IV |
THÔNG TƯ |
||
|
09/2017/TT- BTTTT |
23/6/2017 |
Quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm |
1. |
11/2022/TT- BTTTT |
29/7/2022 |
Thông tư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện |
2. |
06/2023/TT- BTTTT |
30/6/2023 |
Thông tư hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.