BỘ THUỶ SẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2777/CLTY-TY |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2006 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Ngày 8 tháng 9 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS về việc ban hành qui chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 13/10/2006, thay thế Quyết định 344/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản chuyên ngành thời kỳ 2001 - 2005 và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS. Để triển khai thực hiện Quyết định nêu trên, Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản xin làm rõ 1 số nội dung và đề nghị Tổng cục Hải quan phổ biến đến Hải quan các cửa khẩu phối hợp thực hiện như sau:
1. Hàng hoá được nhập khẩu thông thường là hàng hoá phải có tên gọi, thành phần, công dụng và nhà sản xuất đúng như ghi trong Danh Mục thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản nhập khẩu thông thường (Phụ lục 2 của Qui chế)
2. Đối với các mặt hàng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản nhập khẩu có Điều kiện (Danh Mục tại Phụ lục 3 của Qui chế)
a. Chất bổ sung thức ăn cho thuỷ sản là sản phẩm được nhập khẩu có Điều kiện (Mục A Phụ lục 3). Để phân biệt chất bổ sung thức ăn với thuốc thú y thuỷ sản hoặc sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản cần căn cứ giải thích thuật ngữ tại Khoản 3, 4, 8 Điều 2 Qui chế nêu trên: Chất bổ sung thức ăn là loại vật chất cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối thêm các chất cần thiết cho cơ thể vật nuôi. Do vậy, các sản phẩm có ghi công dụng của thuốc thú y như: phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, Điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật (như tăng sức đề kháng, giảm stress, kích thích tiêu hoá....) hoặc ghi công dụng của sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản như: điểu chỉnh pH, độ kiềm, oxy hoà tan, các chất hữu cơ, gây hoặc ức chế tảo hoặc đưa vào môi trường nuôi với Mục đích khác với tính năng tác dụng của thuốc thú y thì không phải là chất bổ sung thức ăn.
b. Do qui định của các nước khác nhau nên Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cho phép sản xuất, lưu hành đối với thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có thể là Giấy chứng nhận bán tự do (Free sale certificate FSC). Giấy phép tiêu thụ (Marketing Authorization MA) hoặc 1 loại Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho phép sản xuất, lưu thông sản phẩm. Tuy nhiên nội dung của những giấy này phải có đầy đủ thành phần sản phẩm, đối tượng sử dụng và công dụng sản phẩm.
c. Phiếu báo kết quả kiểm nghiệm độc lập là phiếu kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm Nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm bên ngoài Nhà nước, chuyên làm kiểm nghiệm được nhà nước công nhận. Phòng kiểm nghiệm của công ty sản xuất, kinh doanh tự kiểm nghiệm sản phẩm của chính công ty không phải là phòng kiểm nghiệm độc lập.
Việc kiểm tra hoá chất, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong Danh Mục cấm sử dụng sẽ do cơ quan kiểm tra chất lượng và thú y thuỷ sản trong nước đánh giá rủi ro, chỉ định kiểm tra theo qui chế của Bộ Thuỷ sản.
d. Các Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản đã ban hành gồm:
- Tiêu chuẩn Ngành Thủy sản về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra, Ba sa (28TCN 188:2004)
- Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Rô phi (28TCN 189:2004)
- Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Càng xanh (28TCN 187:2004)
- Tiêu chuẩn Ngành Thủy sản về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú (28 TCN 102:2004).
Riêng Bột cá chưa có tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản nhưng có thể áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1644: 2001.
Các tiêu chuẩn trên được gửi kèm văn bản này và công bố trên trang web của Cục (www.nafiquaved.gov.vn/Vanban.asp?pg=1&bs=1&id=127.).
Đối với các hàng hoá chưa có Tiêu chuẩn Ngành /Tiêu chuẩn Việt Nam, trong thời gian chờ Bộ Thuỷ sản /Bộ Khoa học Công nghệ ban hành đầy đủ Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật của các loại hàng hoá, đề nghị Hải quan cửa khẩu căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ghi trên nhãn so với Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất để xem xét cho phép nhập khẩu.
e. Các chất bổ sung thức ăn được nhập khẩu có Điều kiện gồm: Các loại vitamin, các loại acid amin, các loại khoáng chất. Một sản phẩm nếu là hỗn hợp của các nhóm chất nêu trên (ví dụ: hỗn hợp các loại vitamin, acid amin và khoáng chất) cũng thuộc nhóm sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.
Rất mong nhận được sự hợp tác của Tổng cục Hải quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định nêu trên.
|
CỤC TRƯỞNG |
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO CÁ TRA VÀ CÁ BA SA
Compound pellet feed for Pangasianodon hypophthalmus and Pangasius bocourti
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá Tra và cá Ba sa thương phẩm.
1.2 Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa.
Thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: nhỏ hơn 1,0 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 1,00 - 5,00 g/con
Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 5,00 - 20,00 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 20,00 - 200,00 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 200,00 - 500,00 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: lớn hơn 500,00 g/con
3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Hình dạng bên ngoài |
Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 2. |
2 |
Màu sắc |
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế. |
3 |
Mùi vị |
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. |
3.2. Các chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo đúng mức được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Loại thức ăn |
|||||||||||||
Số 1 |
Số 2 |
Số 3 |
Số 4 |
Số 5 |
Số 6 |
||||||||||
1
|
Kích cỡ: - Đường kính viên tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với đường kính viên (lần) nằm trong Khoảng |
1,0 |
1,5 |
2,5 |
5,0 |
10,0 |
12,0 |
||||||||
1,0 - 1,5 |
|||||||||||||||
2 |
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||||||
3 |
Độ bền, tính theo số phút quan sát, không nhỏ hơn |
30 |
|||||||||||||
4 |
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn |
3300 |
2800 |
2400 |
2100 |
1800 |
1500 |
||||||||
5 |
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
11 |
|||||||||||||
6 |
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
40 |
35 |
30 |
26 |
22 |
18 |
||||||||
7 |
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
8 |
6 |
5 |
5 |
4 |
3 |
||||||||
8 |
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
6 |
6 |
7 |
7 |
8 |
8 |
||||||||
9 |
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
16 |
14 |
12 |
10 |
10 |
10 |
||||||||
10 |
Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||||||
11 |
Hàm lượng phospho, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
1 |
|||||||||||||
12 |
Hàm lượng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
|||||||||||||
13 |
Hàm lượng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
2,0 |
1,8 |
1,5 |
1,3 |
1,1 |
0,9 |
||||||||
14 |
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
0,9 |
0,8 |
0,7 |
0,6 |
0,5 |
0,4 |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cho cá Tra và cá Ba sa phải theo đúng yêu cầu được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Côn trùng sống |
Không cho phép |
2 |
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) |
Không cho phép |
3 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) |
Không cho phép |
4 |
Chất độc hại (Aflatoxin) |
Không cho phép |
5 |
Các loại kháng sinh và hoá chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. |
Không cho phép |
4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.
4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993.
4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hoá
4.3.1 Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp.
4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng.
4.3.3 Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
4.3.3.1 Dụng cụ thử :
- Cốc thuỷ tinh dung tích 50 ml,
- Đũa thuỷ tinh
4.3.3.2 Cách thử:
- Lấy Khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thuỷ tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ Khoảng 15 phút dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.
- Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số phút quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải đúng theo quy định trong Bảng 2.
4.3.4 Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3.5 Xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001.
4.3.6 Xác định hàm lượng protein thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328 : 2001.
4.3.7 Xác định hàm lượng lipid thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331 : 2001.
4.3.8 Xác định hàm lượng xơ thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329 - 1993.
4.3.9 Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327 - 1993.
4.3.10 Xác định hàm lượng phospho theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1525 : 2001.
4.3.11 Xác định hàm lượng natri clorua theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4330 - 86.
4.3.12 Xác định hàm lượng lyzin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281- 90.
4.3.13 Xác định hàm lượng methionin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5282 - 90.
4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
4.4.1 Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1540-86.
4.4.2 Xác định vi khuẩn gây bệnh theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829 : 2001.
4.4.3 Xác định nấm mốc độc theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750 -1993.
4.4.4 Xác định chất độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4804 - 89.
4.4.5 Xác định các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng trong thức ăn theo các quy định hiện hành
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
5.1.1 Tuỳ theo Điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp.
5.1.2 Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tẩy trùng.
5.2 Ghi nhãn
5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản).
5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a. Tên hàng hoá;
b. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c. Định lượng của hàng hoá (khối lượng tịnh);
d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng);
đ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...);
e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);
h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b. Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành).
c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản.
5.3 Bảo quản
5.3.1 Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
5.4 Vận chuyển
5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y.
5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO CÁ RÔ PHI
Compound pellet feed for Oreochromiss sp
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá Rô phi thương phẩm.
1.2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá Rô phi.
Thức ăn viên cho cá Rô phi gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: nhỏ hơn 5,0 g/con
Số 2: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 5,0 -10,0 g/con
Số 3: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 10,0 - 20,0 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 20,0 - 200,0 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: 200,0 - 500,0 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ cá có khối lượng: lớn hơn 500,0 g/con
3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Hình dạng bên ngoài |
Viên hình trụ/hình tròn (hoặc mảnh), đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 2. |
2 |
Màu sắc |
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế. |
3 |
Mùi vị |
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. |
3.2 Các chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo đúng mức được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Loại thức ăn |
|||||||||||||
Số 1 |
Số 2 |
Số 3 |
Số 4 |
Số 5 |
Số 6 |
||||||||||
1
|
Kích cỡ: - Đường kính viên tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với đường kính viên (lần) nằm trong Khoảng |
1,0 |
1,5 |
2,0 |
4,0 |
4,0 |
6,0 |
||||||||
1,0 - 1,5 |
|||||||||||||||
2 |
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||||||
3 |
Độ bền, tính theo số phút quan sát, không nhỏ hơn |
30 |
|||||||||||||
4 |
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn |
3200 |
3000 |
2860 |
2800 |
2750 |
2700 |
||||||||
5 |
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
11 |
|||||||||||||
6 |
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
40 |
35 |
30 |
27 |
25 |
20 |
||||||||
7 |
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
6 |
6 |
5 |
5 |
4 |
4 |
||||||||
8 |
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
5 |
5 |
6 |
6 |
7 |
7 |
||||||||
9 |
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
16 |
|||||||||||||
10 |
Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||||||
11 |
Hàm lượng canxi, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
|||||||||||||
12 |
Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong Khoảng |
1,0 - 1,5 |
|||||||||||||
13 |
Hàm lượng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
|||||||||||||
14 |
Hàm lượng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
1,7 |
1,6 |
1,4 |
1,3 |
1,1 |
0,9 |
||||||||
15 |
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
1,0 |
0,9 |
0,8 |
0,7 |
0,6 |
0,5 |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên cho cá Rô phi phải theo đúng yêu cầu được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Côn trùng sống |
Không cho phép |
2 |
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) |
Không cho phép |
3 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) |
Không cho phép |
4 |
Chất độc hại (Aflatoxin) |
Không cho phép |
5 |
Các loại kháng sinh và hoá chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. |
Không cho phép |
4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.
4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993.
4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hoá
4.3.1 Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp.
4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng.
4.3.3 Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
4.3.3.1 Dụng cụ thử :
- Cốc thuỷ tinh dung tích 50 ml,
- Đũa thuỷ tinh
4.3.3.2 Cách thử:
- Lấy Khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thuỷ tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ Khoảng 15 phút dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.
- Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số phút quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải đúng theo quy định trong Bảng 2.
4.3.4 Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3.5 Xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001.
4.3.6 Xác định hàm lượng protein thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328 : 2001.
4.3.7 Xác định hàm lượng lipid thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331 : 2001.
4.3.8 Xác định hàm lượng xơ thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329 - 1993.
4.3.9 Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327 - 1993.
4.3.10 Xác định hàm lượng canxi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1526 - 86.
4.3.11 Xác định hàm lượng phospho theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1525 : 2001.
4.3.12 Xác định hàm lượng natri clorua theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4330 - 86.
4.3.13 Xác định hàm lượng lyzin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281- 90.
4.3.14 Xác định hàm lượng methionin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5282 - 90.
4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
4.4.1 Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1540-86.
4.4.2 Xác định vi khuẩn gây bệnh theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829 : 2001.
4.4.3 Xác định nấm mốc độc theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750 -1993.
4.4.4 Xác định chất độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4804 - 89.
4.4.5 Xác định các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
5.1.1 Tuỳ theo Điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp.
5.1.2 Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tẩy trùng.
5.2 Ghi nhãn
5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản).
5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a. Tên hàng hoá;
b. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c. Định lượng của hàng hoá (khối lượng tịnh);
d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng);
đ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng...);
e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (khuyến cáo về mật độ nuôi, lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);
h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b. Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành).
c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000.
5.3 Bảo quản
5.3.1 Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
5.4 Vận chuyển
5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y.
5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI - BỘT CÁ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Animal feeding stuffs - Fish meal - Specification
Lời nói đầu
TCVN 1644: 2001 thay thế cho TCVN 1644: 1986;
TCVN 1644: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F11 Thuỷ sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI - BỘT CÁ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Animal feeding stuffs - Fish meal - Speciffications
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu tối thiểu đối với bột cá nược chế biến từ cá nguyên con hoặc một phần của các loại cá dùng để làm thức ăn chn nuôi.
TCVN 4325 - Thức ăn chăn nuôi. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
TCVN 4326 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định độ ẩm.
TCVN 4327 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng tro.
TCVN 4328 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng ni tơ và protein thô.
TCVN 4331 - 86 Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng na tri clorua muối ăn).
TCVN 4331 - 86: Thức ăn chăn nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô.
TCVN 4993 - 1989 Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung đếm nấm men và nấm mốc
TCVN 4829: 2001: Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về phương pháp phát hiện Salmonella
TCVN 6846 : 2001 Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng E.coli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.
Bột cá được phân thành 3 hạng chất lượng: hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
4.1. Các chỉ tiêu cảm quan của bột cá, được qui định trong bảng 1.
Bảng 1 - Các chỉ tiêu cảm quan của bột cá
Tên chỉ tiêu |
Mức |
||
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
|
1. Màu sắc |
Nâu nhạt |
Nâu đến nâu sẫm |
|
2. Mùi |
Có mùi đặc trưng của bột cá, không có mùi mốc, mùi hôi hoặc mùi lạ. |
||
3. Trạng thái bề ngoài |
Tơi, không vón cục, không có sâu mọt, không mốc, không lẫn vật lạ. |
||
4. Độ mịn |
Bột cá phải lọt qua lỗ sàng 3,0mm, phần còn lại trên sàng không vượt quá 5%. |
4.2. Các chỉ tiêu lý - hoá, được qui định trong bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý - hoá của bột cá
Tên chỉ tiêu |
Mức |
||
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
|
1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
10 |
10 |
10 |
2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn |
60 |
50 |
40 |
3. Hàm lượng lipit thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
8 |
10 |
11 |
4. Hàm lượng natri clorua, tính theo % khối lượng không lớn hơn |
2 |
3 |
5 |
5. Hàm lượng tro, tính theo % khối lượng: không lớn hơn |
2 |
3 |
4 |
6. Vật rắn sắc nhọn; Không cho phép |
Không cho phép |
||
7. Hàm lượng nitơ bay hơi tổng số, tính theo mg/ 100 g, không |
150 |
250 |
350 |
4.3. Yêu cầu vệ sinh đối với bột cá
Bột cá không được chứa Salmonella, E.coli, các độc tố nấm mốc (mycotoxin) và các chất độc hại. Dư lượng chất bảo quản và các chất nhiễm bẩn khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định hiện hành.
5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, theo TCVN 4325 - 86.
5.2 Xác định độ ẩm, theo TCVN 4326 - 86.
5.3 Xác định hàm lượng protein thô, theo TCVN 4328 - 86.
5.4 Xác định hàm lượng tro, theo TCVN 4327 - 86.
5.5 Xác định hàm lượng na tri clorua (NaCl), theo TCVN 4330 - 86.
5.6 Xác định hàm lượng chất béo thô: theo TCVN 4331 - 86.
5.7 Xác định Salmonella, theo TCVN 4829 : 2001.
5.8 Xác định độc tố nấm mốc (mycotoxin): theo TCVN 4993 : 1989.
5.9 Xác định E.coli, theo TCVN 6846 : 2001.
6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
6.1 Bao gói: Tuỳ theo Điều kiện sản xuất và yêu cầu tiêu dùng bột cá phải được đóng gói trong các bao kín, nhiều lớp, lớp trong cùng phải là polyetylen.
6.2 Ghi nhãn: Theo quyết định 178/1999/QĐ-TTg và các quy định hiện hành.
6.3 Bảo quản: Bột cá được bảo quản trong các khác cao ráo, khô, mát, sạch, có bục kẽ, kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phức hoại.
6.4 Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển bột cá phải khô, sạch, được che mưa nắng. Bốc dỡ bột cá phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO TÔM CÀNG XANH
Compound pellet feed for Giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi tôm Càng xanh thương phẩm.
1.2 Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho tôm Càng xanh.
Thức ăn viên cho tôm Càng xanh gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,01 - 0,20 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,20 -2,00 g/con
Số 3: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 2,00 - 5,00 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 5,00 -10,00 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 10,00 - 20,00 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: lớn hơn 20,00 g/con
3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Hình dạng bên ngoài |
Viên hình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 2. |
2 |
Màu sắc |
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế. |
3 |
Mùi vị |
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. |
3.2 Các chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên phải theo đúng mức được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Chỉ tiêu hoá, lý của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Loại thức ăn |
|||||||||
Số 1 |
Số 2 |
Số 3 |
Số 4 |
Số 5 |
Số 6 |
||||||
1 |
Kích cỡ: |
|
|
|
|
|
|
||||
|
- Đường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn |
0,4 - 0,7 |
0,7 - 0,9 |
1,5 |
2,2 |
2,5 |
3,0 |
||||
|
- Chiều dài so vơi đường kính viên (lần) nằm trong Khoảng |
1,5 - 2,0 |
|||||||||
2 |
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||
3 |
Độ bền, tính theo số giờ quan sát, không nhỏ hơn |
2 |
|||||||||
4 |
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn |
3100 |
3000 |
2860 |
2800 |
2750 |
2700 |
||||
5 |
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
11 |
|||||||||
6 |
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
35 |
32 |
30 |
27 |
28 |
23 |
||||
7 |
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
5 |
5 |
5 |
4 |
4 |
4 |
||||
8 |
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
3 |
3 |
4 |
4 |
5 |
5 |
||||
9 |
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
16 |
|||||||||
10 |
Cát sạn (tro không hoà tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||||||
11 |
Hàm lượng canxi, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,3 |
|||||||||
12 |
Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong Khoảng |
1,0 - 1,5 |
|||||||||
13 |
Hàm lượng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
|||||||||
14 |
Hàm lượng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
1,8 |
1,8 |
1,7 |
1,6 |
1,5 |
|||||
15 |
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
0,89 |
0,89 |
0,84 |
0,76 |
0,72 |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Côn trùng sống |
Không cho phép |
2 |
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) |
Không cho phép |
3 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) |
Không cho phép |
4 |
Chất độc hại (Aflatoxin) |
Không cho phép |
5 |
Các loài kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. |
Không cho phép |
4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.
4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993.
4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hoá
4.3.1 Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn băng thước kẹp.
4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sống.
4.3.3 Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
4.3.3.1 Dụng cụ thử:
- Cốc thuỷ tinh dung tích 50 ml,
- Đũa thuỷ tinh
4.3.3.2 Cách thử:
- Lấy Khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thuỷ tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ Khoảng 15 phút dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cam nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.
Độ bền của viên thức ăn được tinh bằng số giờ quan sát. Kể từ khi thử thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải đúng theo quy định trong Bảng 2.
4.3.4 Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3.5 Xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001.
4.3.6 Xác định hàm lượng protein thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328 : 2001.
4.3.7 Xác định hàm lượng lipid thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331 : 2001.
4.3.8 Xác định hàm lượng xơ thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329 : 1993.
4.3.9 Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327 - 1993.
4.3.10 Xác định hàm lượng canxi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1526 - 86.
4.3.11 Xác định hàm lượng phospho theo TCVN 1525 : 2001.
4.3.12 Xác định hàm lượng na tri clorua theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4330 - 86.
4.3.13 Xác định hàm lượng lyzin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281- 90.
4.3.14 Xác định hàm lượng methionin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5282 - 90
4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
4.4.1 Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1540-86.
4.4.2 Xác định vi khuẩn gây bệnh theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829 : 2001.
4.4.3 Xác định nấm mốc độc theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750 -1993
4.4.4 Xác định chất độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4804 - 89.
4.4.5 Xác định các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
5.1.1 Tuỳ theo Điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PEL hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp
5.1.2 Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tay trùng.
5.2 Ghi nhãn
5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản).
5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a. Tên hàng hoá;
b. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c. Định lượng của hàng hóa (khối lượng tịnh);
d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính, được sử dụng);
đ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...);
e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);
h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b. Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành).
c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản.
5.3 Bảo quản
5.3.1 Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
5.4 Vận chuyển
5 4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y.
5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO TÔM SÚ
Compound pellet feed for tiger shrimp (Penaeus monodon)
Lời nói đầu
28 TCN102: 2004 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Sú) thay thế 28TCN102: 1997.
28TCN102: 2004 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số: 01/2004/QĐ-BTS ngày 14 tháng 01 năm 2004.
THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO TÔM SÚ
Compound pellet feed for tiger shrimp (Penaeus monodon)
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi tôm Sú thương phẩm.
1.2 Tiêu chuẩn được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho tôm Sú.
Thức ăn viên cho tôm Sú gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của tôm với các số hiệu như sau:
Số 1: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm PL15 có khối lượng: 0,01 - 0,20 g/con
Số 2: Loại dạng mảnh sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 0,20 -1,00 g/con
Số 3: Loại dạng mảnh (hoặc viên) sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 1,00 - 5,00 g/con
Số 4: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 5,00 -10,00 g/con
Số 5: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: 10,00 - 20,00 g/con
Số 6: Loại dạng viên sử dụng cho cỡ tôm có khối lượng: lớn hơn 20,00 g/con
3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Hình dạng bên ngoài |
Viên hình trụ hoặc mảnh đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong Bảng 2. |
2 |
Màu sắc |
Nâu vàng đến nâu, đặc trưng của nguyên liệu phối chế. |
3 |
Mùi vị |
Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. |
3.2 Các chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên phải theo đúng mức được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Chỉ tiêu lý, hoá của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Loại thức ăn |
|||||
Số 1 |
Số 2 |
Số 3 |
Số 4 |
Số 5 |
Số 6 |
||
1 |
Kích cỡ: - Đường kính viên (hoặc mảnh) tính bằng mm, không lớn hơn - Chiều dài so với đường kính viên (lần) nằm trong Khoảng |
0,6 |
0,8 |
1,2 |
1,8 |
2,2 |
2,5 |
1,5 - 2,5 |
|||||||
2 |
Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2 |
|||||
3 |
Độ bền, tính theo số giờ quan sát, không nhỏ hơn |
1 |
|||||
4 |
Năng lượng thô, tính bằng kcal cho 1 kg thức ăn, không nhỏ hơn |
3400 |
3400 |
3200 |
3200 |
3000 |
3000 |
5 |
Độ ẩm, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
11 |
|||||
6 |
Hàm lượng protein thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
42 |
40 |
39 |
38 |
37 |
35 |
7 |
Hàm lượng lipid thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, trong Khoảng |
6 - 8 |
6 - 8 |
5 - 7 |
5 - 7 |
4 - 6 |
4 - 6 |
8 |
Hàm lượng xơ thô, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
3 |
3 |
4 |
4 |
5 |
5 |
9 |
Hàm lượng tro, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
14 |
14 |
15 |
15 |
16 |
16 |
10 |
Cát sạn (tro không hòa tan trong HCl 10%), tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
11 |
Hàm lượng canxi, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,3 |
|||||
12 |
Tỷ lệ canxi/phospho nằm trong Khoảng |
1,0 - 1,5 |
|||||
13 |
Hàm lượng natri clorua, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
|||||
14 |
Hàm lượng lyzin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
2,10 |
2,10 |
1,80 |
1,80 |
1,70 |
1,70 |
15 |
Hàm lượng methionin, tính bằng tỷ lệ % khối lượng, không nhỏ hơn |
0,90 |
0,90 |
0,80 |
0,80 |
0,70 |
0,70 |
3.3. Các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên phải theo đúng yêu cầu được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn viên
TT |
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 |
Côn trùng sống |
Không cho phép |
2 |
Vi khuẩn gây bệnh (Salmonella) |
Không cho phép |
3 |
Nấm mốc độc (Aspergillus flavus) |
Không cho phép |
4 |
Chất độc hại (Aflatoxin) |
Không cho phép |
5 |
Các loại kháng sinh và hoá chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. |
Không cho phép |
4.1 Lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86, chuẩn bị mẫu thử theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952 : 2001.
4.2 Thử chỉ tiêu cảm quan theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1532-1993.
4.3 Thử các chỉ tiêu lý, hoá
4.3.1 Đo kích cỡ (đường kính và chiều dài) viên thức ăn bằng thước kẹp.
4.3.2 Thử tỷ lệ vụn nát của thức ăn viên bằng phương pháp sàng.
4.3.3 Thử độ bền trong nước của thức ăn viên:
4.3.3.1 Dụng cụ thử :
- Cốc thuỷ tinh dung tích 50 ml,
- Đũa thuỷ tinh.
4.3.3.2 Cách thử:
- Lấy Khoảng 5,0 g thức ăn cho vào cốc thuỷ tinh có chứa nước trong để yên trong vài phút. Sau đó, cứ Khoảng 15 phút dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng và có thể cầm nhẹ lên mà không bị vỡ nát là thức ăn chưa bị rã.
- Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số giờ quan sát. Kể từ khi thả thức ăn vào cốc thuỷ tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng phải đúng theo quy định trong Bảng 2.
4.3.4 Xác định năng lượng thô theo phương pháp hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3.5 Xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326 : 2001.
4.3.6 Xác định hàm lượng protein thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328 : 2001.
4.3.7 Xác định hàm lượng lipid thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331 : 2001.
4.3.8 Xác định hàm lượng xơ thô theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329 - 1993.
4.3.9 Xác định hàm lượng tro và cát sạn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327 - 1993.
4.3.10 Xác định hàm lượng canxi theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1526 - 86.
4.3.11 Xác định hàm lượng phospho theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1525 : 2001.
4.3.12 Xác định hàm lượng natri clorua theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4330 - 86.
4.3.13 Xác định hàm lượng lyzin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281- 90.
4.3.14 Xác định hàm lượng methionin theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5282 - 90.
4.4 Thử các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y
4.4.1 Xác định độ nhiễm côn trùng sống theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1540-86.
4.4.2 Xác định vi khuẩn gây bệnh theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829 : 2001.
4.4.3 Xác định nấm mốc độc theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5750 -1993.
4.4.4 Xác định chất độc hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4804 - 89.
4.4.5 Xác định các loại kháng sinh và hoá chất bị cấm sử dụng theo các quy định hiện hành.
5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1 Bao gói
5.1.1 Tuỳ theo Điều kiện sản xuất, thức ăn viên phải được đóng gói trong các loại bao PE, hoặc bao PP, hoặc bao giấy 3 lớp.
5.1.2 Bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đã được tẩy trùng.
5.2 Ghi nhãn
5.2.1 Việc ghi nhãn trên bao đựng thức ăn viên phải theo đúng các quy định tại Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản).
5.2.1.1 Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a. Tên hàng hoá;
b. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c. Định lượng của hàng hoá (khối lượng tịnh);
d. Thành phần cấu tạo (nguyên liệu chính được sử dụng);
đ. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất xơ thô, hàm lượng khoáng ...);
e. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản;
g. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng (lượng cho ăn, số lần cho ăn, và cách theo dõi lượng thức ăn hàng ngày);
h. Xuất xứ của hàng hoá (với thức ăn được nhập khẩu).
5.2.1.2 Ngoài các nội dung bắt buộc, trên nhãn phải ghi thêm các nội dung sau:
a. Cam kết: Thức ăn không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002.
b. Số hiệu tiêu chuẩn đăng ký chất lượng của thức ăn (cấp cơ sở hoặc cấp ngành).
c. Các nội dung không bắt buộc khác (nếu thấy cần thiết) ghi theo quy định trong Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản.
5.3 Bảo quản
5.3.1 Thức ăn viên phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên bục kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại.
5.3.2 Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ngày.
5.4 Vận chuyển
5.4.1 Phương tiện vận chuyển thức ăn viên phải khô, sạch, được che mưa nắng, không có chất độc hại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thú y.
5.4.2 Khi bốc dỡ thức ăn viên phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.