BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2733/BGTVT-CĐCTVN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; |
Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là một bộ phận của công trình đường bộ cao tốc, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa con người, phương tiện và kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc nhằm tối ưu hóa hiệu suất khai thác, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi và thân thiện với môi trường. Trong thời gian qua, một số tuyến đường bộ cao tốc đã được triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống ITS trong quá trình đầu tư xây dựng dự án và được đưa vào hoạt động đồng bộ ngay khi các tuyến đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả trong quá trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì, nâng cao năng lực thông hành và đảm bảo an toàn giao thông.
Để nâng cao hiệu quả khai thác đường bộ cao tốc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công tác chuyển đổi số chuyên ngành của lĩnh vực đường bộ1, Bộ GTVT đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp2 chỉ đạo các Cơ quan chuyên môn về xây dựng, các Chủ đầu tư, Tư vấn rà soát, nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh và Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đáp ứng yêu cầu khai thác đường bộ cao tốc.
2. Việc triển khai đầu tư hệ thống giao thông thông minh và Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến cần tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 10851:2005; TCVN 10850:2015; TCVN 10852:2015; TCVN 12836-1:2020; TCVN 12191:2018…) và “Đề án Định hướng trong đầu tư, vận hành khai thác hệ thống giao thông thông minh trên đường bộ cao tốc” đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản 15209/BGTVT-KCHTGT ngày 29/12/2023 (sao gửi kèm theo).
Lưu ý hệ thống trang thiết bị được nghiên cứu đầu tư lắp đặt phải đảm bảo hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến; kết nối đồng bộ, hiệu quả giữa các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến với Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh quốc gia. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến có thể quản lý một hoặc một số đoạn tuyến cao tốc liền kề, có cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng cho các lực lượng chức năng phối hợp quản lý, vận hành, khai thác trên tuyến theo quy định của Nghị định 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 của Chính phủ3 và TCVN 10851:20154.
Quá trình tổ chức thực hiện triển khai đầu tư xây dựng cần tuân thủ các thủ tục, quy định của pháp luật, bảo đảm minh bạch, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp triển khai thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Bộ GTVT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
2 Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan chủ quản, cấp quyết định đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với các dự án PPP).
3 Nghị định 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc.
4 TCVN 10851:2015-Trung tâm quản lý điều hành đường giao thông cao tốc.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.