TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 2671/CTHN-TTHT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam
(Địa chỉ: số 18 đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà
Nội - MST: 0100109120)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 1646/PC-TCT ngày 19/12/2023 của Tổng cục Thuế chuyển văn bản số 4660/ĐKVN-TC-KHĐT của Cục Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục Đăng kiểm) về việc đề nghị hướng dẫn việc xuất hóa đơn đối với kinh phí quản lý thu phí sử dụng đường bộ do các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nộp về Cục ĐKVN. Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội:
+ Tại Điều 3. Giải thích từ ngữ:
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này...”
- Căn cứ Thông tư số 71/2021/TT-BTC ngày 12/8/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ:
+ Tại Điều 8. Quản lý và sử dụng phí:
“1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.
…
2. Đối với các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí
a) Đơn vị thu phí được trích để lại một phẩy ba mươi hai phần trăm (1,32%) số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu để chi cho các nội dung sau:
- Trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.
- Trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc...”
- Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
+ Tại Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này...”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp các đơn vị đăng kiểm thực hiện thu phí sau đó trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền được để lại (1,32%) để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 71/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, không thuộc nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì không có cơ sở để Cục Đăng kiểm phải lập hóa đơn.
Đề nghị Cục Đăng kiểm căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu quy định trích dẫn nêu trên, đối chiếu với các văn bản pháp luật về thuế để thực hiện đúng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Cục Đăng kiểm có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - kiểm tra số 4 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Cục Đăng kiểm Việt Nam được biết./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.