ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2653/UBND-KT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Giám đốc Sở Công Thương; |
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố;
Thực hiện Phương án số 2270/PA-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều tiết hàng hóa thông qua việc chuyển đổi phương thức vận chuyển, giao và nhận hàng hóa để đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến với người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố;
Thực hiện Công văn số 2468/UBND-VX ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2382/UBND-KT ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn; Công văn số 2522/UBND-VX ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Nhằm hỗ trợ các đơn vị trong triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và đảm bảo lưu thông, cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương, các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nhằm duy trì, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân được ổn định, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến gây hoang mang trong nhân dân; theo đó, Sở Công Thương đã hình thành các kênh bổ trợ phân phối, cung ứng hàng hóa; huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp có năng lực, điều kiện để tham gia cung ứng rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống.
Đồng thời, ghi nhận sự nỗ lực của các địa phương trong thực hiện các giải pháp phù hợp để cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân: bổ sung các điểm bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước; huy động các nguồn lực, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để tổ chức cung ứng hàng hóa (ưu tiên các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả, trái cây) đến người dân với các hình thức, mô hình phù hợp (như: mô hình “Đi chợ giúp”; tổ chức điểm bán lưu động; tổ chức cho các tiểu thương bán hàng qua điện thoại, đóng gói hàng và giao đến tận nơi theo yêu cầu; tổ chức lại các điểm bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống hiện đang tạm ngưng hoạt động...).
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện đã có 3/3 chợ đầu mối, 201/2341 chợ truyền thống và một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch; trong đó, tại một số quận - huyện đã tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ các chợ truyền thống trên địa bàn2 và việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân tập trung vào các hệ thống phân phối hiện đại làm gia tăng áp lực và tạo thêm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bên cạnh đó, cùng với các giải pháp giảm mật độ lưu thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg “hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ 00 đến 06 giờ 00 (hàng ngày)” đã ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu đến người dân.
Trước tình hình trên, việc nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại địa phương với phương thức phù hợp trên cơ sở rà soát, khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống hoặc hình thành các điểm bán nhỏ (trong đó ưu tiên tập trung các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả) trong điều kiện an toàn là hết sức cần thiết và cần sự thống nhất trong nhận thức và ứng xử của các địa phương về giải pháp gia tăng điểm cung ứng hàng hóa, điểm bán bổ trợ khi có các điểm bán phải tạm ngừng hoạt động trên địa bàn; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị khẩn trương thực hiện:
- Theo dõi diễn biến thị trường, nắm bắt tình hình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa để chủ động điều phối hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Tiếp tục triển khai Chương trình Bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho Thành phố.
- Phối hợp địa phương nghiên cứu các giải pháp triển khai phù hợp với đặc thù địa phương, nhu cầu của người dân để tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống tại khu vực lân cận; tăng cường hoạt động bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng thực phẩm tươi sống cho các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi và cập nhật hoạt động bán hàng trực tuyến... để gia tăng điểm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận huyện công tác tổ chức hoạt động chợ truyền thống và các điểm cung ứng hàng hóa trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hàng hóa thiết yếu; chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành Thành phố kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận-huyện:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn3; các văn bản hướng dẫn của Sở Công Thương4.
- Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh việc triển khai thực hiện “Phiếu mua hàng” một cách hiệu quả, phù hợp với năng lực cung ứng hàng hóa của hệ thống phân phối để đảm bảo kịp thời cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu đầy đủ cho người dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi người dân đến mua sắm; đồng thời đảm bảo kiểm soát tình trạng tập trung đông người tại các điểm bán, hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ; theo đó, đề nghị các địa phương:
+ Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 2522/UBND-VX ngày 28 tháng 7 năm 2021 về kiểm soát việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; theo đó, đối với trường hợp người dân đi chợ, siêu thị “Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức phát phiếu đi chợ, siêu thị cho người dân theo quy định trong đó ghi rõ thời gian đi và các địa điểm chợ, siêu thị, cửa hàng gần nhất để người dân mua sắm”; hướng dẫn của Sở Công Thương tại Công văn số 3736/SCT-QLTM ngày 30 tháng 7 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện “Phiếu mua hàng thiết yếu”.
+ Giao trách nhiệm tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; cơ chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân phường, xã với các điểm bán khi thực hiện phân chia khung thời gian, số lượng người đến các điểm bán trên địa bàn nhằm kiểm soát số lượng, phân bổ số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra - vào điểm bán phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, thiếu hàng hóa cục bộ gây bức xúc cho nhân dân và góp phần kiểm soát việc di chuyển của người dân trên địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg .
- Hình thành cơ chế trao đổi thông tin, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ hệ thống phân phối duy trì hoạt động cung ứng hàng hóa liên tục, đầy đủ (nghiên cứu triển khai các giải pháp vận chuyển phù hợp để tạo thuận tiện; hỗ trợ hệ thống phân phối tổ chức vận chuyển, bổ sung hàng hóa để cung cấp kịp thời cho người dân trên địa bàn).
- Thông tin hệ thống các điểm bán lẻ hàng hóa nhu yếu phẩm, lương thực - thực phẩm thiết yếu (chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng...) và các kênh bán lẻ trực tuyến đến nhân dân đang sinh sống trên địa bàn ở quy mô từng khu phố, phường/xã để người dân biết, đến mua sắm.
- Phối hợp Sở - ngành chức năng liên quan theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính theo quy định, trường hợp có hiện tượng biến động giá cả, khan hiếm hàng hóa cục bộ, nhanh chóng thông tin về Sở Công Thương theo đường dây nóng để kịp thời điều phối xử lý.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đánh giá nhu cầu, tiếp tục gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng; đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố.
- Cung cấp thông tin về mặt hàng, giá cả, quy cách đóng gói, phương thức giao nhận... Trên cơ sở đó, phối hợp cùng địa phương thông tin đến người dân trong khu vực hoặc địa bàn phụ trách để đăng ký nhu cầu mua hàng, chuẩn bị đơn hàng, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng (trực tuyến, qua điện thoại, bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước...); hạn chế việc tập trung đông người, không đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.
Yêu cầu Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm các giải pháp nêu trên để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ đến người dân trên địa bàn. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị thông tin về Sở Công Thương để xem xét, phối hợp giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.