BẢO
HIỂM XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2642/BHXH-PC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam; |
Thực hiện Quyết định số 693/QĐ-BHXH ngày 27/6/2012 về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (sau đây gọi chung là Kế hoạch), Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (các đơn vị) và Bảo hiểm xã hội Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bảo hiểm xã hội tỉnh) một số nội dung sau:
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức để các Phòng nghiệp vụ, công chức, viên chức của đơn vị thực hiện các công việc sau:
1. Lập danh mục, thu thập và phân loại văn bản
a) Lập danh mục văn bản
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập danh mục văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa theo quy định tại Mục II của Kế hoạch.
b) Thu thập văn bản
Căn cứ vào danh mục văn bản đã được lập, các đơn vị tiến hành thu thập văn bản. Việc thu thập văn bản được thực hiện trên cơ sở nguồn chính thức của văn bản, bao gồm:
- Văn bản được lưu trữ tại các đơn vị (văn bản có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền);
- Văn bản lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của cơ quan (bộ phận Văn thư thuộc Văn phòng, Trung tâm Lưu trữ);
- Văn bản đã được xuất bản thành sách;
- Văn bản trên trang Thông tin điện tử của Ngành.
Yêu cầu đặt ra trong quá trình lập danh mục thu và thu thập văn bản phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, không bỏ sót văn bản và chỉ thu thập những văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát đã được nêu trong Kế hoạch.
c) Phân loại văn bản
Trên cơ sở danh mục văn bản đã được lập và văn bản đã được thu thập, các đơn vị phân loại và sắp xếp theo văn bản theo các tiêu chí sau:
- Lĩnh vực điều chỉnh của văn bản (phân loại theo chuyên đề).
- Hình thức ban hành văn bản: công văn, quyết định.
- Thứ tự thời gian ban hành văn bản;
Để thuận tiện cho việc đọc và rà soát văn bản, các đơn vị sắp xếp các văn bản đã được thu thập theo thứ tự tương ứng với danh mục đã lập.
2. Đọc và nghiên cứu văn bản
Trên cơ sở danh mục văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, đơn vị tổ chức đọc và nghiên cứu văn bản theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra, rà soát về căn cứ pháp lý ban hành văn bản.
Căn cứ pháp lý ban hành văn bản là những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật (gọi chung là văn bản quy phạm pháp luật) có liên quan trực tiếp đến nội dung và phạm vi điều chỉnh của văn bản, bao gồm căn cứ về thẩm quyền ban hành và căn cứ về nội dung.
Khi rà soát căn cứ pháp lý, nếu các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành không còn hiệu lực thì văn bản đó cũng hết hiệu lực thi hành. Nếu văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ có sửa đổi, bổ sung thì cần tìm hiểu xem văn bản đó đã được sửa đổi, bổ sung chưa đồng thời đối chiếu những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung với văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung xem đã phù hợp chưa. Nếu chưa có văn bản mới thì cần đề xuất ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung.
b) Rà soát, đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản
Đây là khâu quan trọng trong quá trình rà soát. Yêu cầu đặt ra là phải đánh giá một cách toàn diện, chi tiết về nội dung của văn bản đồng thời nghiên cứu kỹ nhằm phát hiện những khiếm khuyết của văn bản (nếu có). Khi xem xét nội dung của văn bản, cần chú ý những điểm sau:
- Xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản, phát hiện những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
- So sánh đối chiếu nội dung trong cùng một văn bản và giữa các văn bản với nhau để phát hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp;
- Xem xét tính thống nhất, đồng bộ của văn bản: cần xem xét trước và sau văn bản đang được rà soát có bao nhiêu văn bản được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này; trong số đó có văn bản nào đã bị thay thế, văn bản nào đã được sửa đổi, bổ sung; xem xét giữa các văn bản đó có sự thống nhất, đồng bộ với nhau không.
- Xem xét tính khả thi, sự phù hợp của văn bản với thực tiễn hoạt động của Ngành: cần đánh giá, xác định xem tại thời điểm rà soát, văn bản được rà soát có cần thiết duy trì nữa hay không; những quy định nào trong văn bản còn sử dụng được; những quy định nào đã lỗi thời cần phải bãi bỏ, những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung.
- Phát hiện những nội dung, lĩnh vực cần thiết phải có văn bản điều chỉnh; trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đơn vị cần nghiên cứu và chỉ ra những nội dung cần phải có sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật (điều chỉnh dưới hình thức Luật, Nghị định hay Thông tư) hoặc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngành nhằm khắc phục những “sơ hở” trong việc điều chỉnh của văn bản, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.
3. Đề xuất phương án xử lý đối với văn bản được kiểm tra, rà soát
Sau khi đã kiểm tra, rà soát văn bản, đơn vị có trách nhiệm lập danh mục theo Biểu mẫu số 1, 2, 3, 4 kèm theo công văn này và gửi kèm toàn bộ văn bản (bản giấy) được sắp xếp theo thứ tự của danh mục về Ban Pháp chế để tổng hợp, đánh giá và rà soát lại.
II. ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức để các phòng nghiệp vụ và Bảo hiểm xã hội cấp huyện thuộc phạm vi quản lý tiến hành rà soát văn bản theo Kế hoạch. Trong quá trình rà soát cần thực hiện các nội dung sau:
1. Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành với thực tiễn hoạt động tại địa phương;
2. Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ về nội dung trong cùng một văn bản và giữa các văn bản với nhau, chỉ ra sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp (nếu có);
3. Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện (áp dụng văn bản) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ văn bản theo Biểu mẫu số 4, 5.
Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Do vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Lựa chọn một số cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức cơ bản về pháp luật để giao nhiệm vụ kiểm tra, rà soát văn bản. Để thuận tiện cho việc liên hệ, trao đổi thông tin, đề nghị mỗi đơn vị, Bảo hiểm xã hội tỉnh cử 01 cán bộ theo dõi tiến độ, tổng hợp kết quả kiểm tra, rà soát.
2. Trong thời gian tổ chức thực hiện Kế hoạch, các đơn vị và Bảo hiểm xã hội tỉnh cần bố trí thời gian và phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức một cách hợp lý để việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và đạt kết quả tốt.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Pháp chế, số điện thoại 04.39393395) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
TL.
TỔNG GIÁM ĐỐC |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH ĐÃ HẾT
HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Công văn số 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT |
Hình thức văn bản |
Ký hiệu |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Lý do hết hiệu lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH CÒN
HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Công văn số: 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT |
Hình thức văn bản |
Ký hiệu |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Ngày bắt đầu có hiệu lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH ĐỀ
NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ
(Ban hành kèm theo Công văn số 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT |
Hình thức văn bản |
Ký hiệu |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Điều, khoản, Điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ |
Lý do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH
MỚI
(Ban hành kèm theo Công văn số 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT |
Hình thức văn bản |
Nội dung, lĩnh vực cần điều chỉnh |
Lý do đề nghị ban hành mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH ĐỀ
NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ
(Ban hành kèm theo Công văn số 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT |
Hình thức văn bản |
Số, Ký hiệu |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ |
Lý do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ |
1. Lĩnh vực Thực hiện chính sách BHXH |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
2. Lĩnh vực Thực hiện chính sách BHYT |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
3. Lĩnh vực TCCB |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
4. Lĩnh vực Thu |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
5. Lĩnh vực Chi |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
6. Lĩnh vực cấp sổ thẻ |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
7. Lĩnh vực khác…… |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.