BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2552/BNN-TT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2012 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
Căn cứ tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đề nghị thẩm định dự án “Phát triển sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2016”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có một số góp ý như sau:
1. Về sự cần thiết phải lập dự án:
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển khoai tây, nhất là các vùng đồng bằng Bắc bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Các tỉnh phía Bắc có vụ Đông rất thuận lợi cho cây khoai tây phát triển (nhiệt độ trung bình 15-25oC); đồng thời khoai tây là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho luân canh tăng vụ trong cơ cấu lúa xuân muộn - mùa sớm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khoai tây cho chế biến ngày càng cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích khoai tây bị giảm mạnh, năng suất chưa được cao. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là thị trường khoai tây giống của Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ, chưa chủ động được khâu sản xuất giống; chi phí cho sản xuất giống, bảo quản giống quá cao, hàng năm vẫn phải nhập khẩu hàng chục nghìn tấn khoai tây giảm chỉ còn khoảng 10.000 ha.
Cho đến nay, chúng ta chưa thiết lập cho hệ thống sản xuất khoai tây khép kín từ việc tìm được các giống khoai tây phù hợp, việc kiểm soát chất lượng khoai tây giống còn kém do nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính, dễ bị thoái hóa theo thời gian, chất lượng và năng suất giảm sút, giai đoạn sinh lý không phù hợp, dễ nhiễm bệnh virus, vi khuẩn. Hàng năm lượng khoai tây giống sản xuất trong nước phục vụ cho sản xuất khoai tây thương phẩm không đáng kể, nguồn giống chủ yếu từ Trung Quốc và nhập nội từ một số nước khác như Hà Lan, Đức và Úc. Do nguồn giống nhập từ Trung Quốc không kiểm soát được nên chất lượng thấp, nguồn nhập từ Châu Âu chất lượng cao nhưng giá cao nên hiệu quả sản xuất thấp, khó mở rộng được quy mô sản xuất.
Từ thực tiễn trên, vấn đề chủ động sản xuất giống khoai tây trong nước là rất cần thiết, nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và quy hoạch vùng sản xuất giống là nhiệm vụ quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất khoai tây trong nước.
Lào Cai là vùng rất thuận lợi cho sản xuất khoai tây; người nông dân có tập quán sản xuất cây khoai tây lâu đời, điều kiện khí hậu mát mẻ có thể sản xuất khoai tây giống quanh năm đặc biệt sản xuất giống khoai tây giống trong vụ xuân, xuân hè và hè thu tại các huyện vùng cao Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát nhằm cung ứng cho sản xuất vụ đông, củ giống không phải bảo quản lâu sẽ giảm chi phí, giá thành củ giống thấp và củ trẻ sinh lý sẽ nâng cao chất lượng giống và năng suất củ khoai tây thương phẩm; đồng thời sản xuất giống khoai tây ở miền núi có ưu điểm về cách ly không gian và thời gian sản xuất nên củ giống thường sạch bệnh, giảm khả năng thoái hóa của giống.
Với các yếu tố thuận lợi như trên, kết hợp với chủ trương, chính sách đầu tư của tỉnh, Lào Cai có thể quy hoạch thành một vùng sản xuất khoai tây giống cung cấp giống cho sản xuất khoai tây thương phẩm ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, việc xây dựng dự án “Phát triển sản xuất khoai tây giống tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2016” là rất cần thiết và có tính khả thi cao.
2. Về mục tiêu của dự án:
- Phần mục tiêu chung bổ sung thêm: Đến năm 2016 đảm bảo cung cấp được bao nhiêu phần trăm nhu cầu giống khoai tây cho các tỉnh phía Bắc có điều kiện sản xuất khoai tây.
- Mục tiêu cụ thể bổ sung thêm: Hoàn thiện được quy trình sản xuất củ giống siêu nguyên chủng trong nhà lưới và quy trình kỹ thuật sản xuất củ giống nguyên chủng và xác nhận trên đồng ruộng tại Lào Cai.
3. Về căn cứ thực hiện dự án:
Bổ sung thêm nghị quyết số 06/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 12 tháng 7 năm 2012 về Thông qua quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Về nội dung và các giải pháp thực hiện:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với các nội dung đầu tư của dự án, tuy nhiên tại nội dung 3 nên bổ sung việc đào tạo nguồn nhân lực chứng nhận chất lượng giống khoai tây vì Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai đang xây dựng phòng thử nghiệm chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
- Về nội dung phân tích tài chính của dự án: Nên đưa thêm phần tổng chi phí và giá thành sản phẩm và tính toán hiệu quả kinh tế của dự án.
- Về các giải pháp thực hiện: phần giải pháp thị trường cần có thuyết minh rõ dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án và phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc.
5. Về trình bày dự án: Dự án trình bày tốt, cơ bản đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện dự án.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị tỉnh Lào Cai tổng hợp, hoàn thiện dự án. Đồng thời đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét thẩm định về kinh phí để UBND tỉnh Lào Cai có căn cứ phê duyệt dự án./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.