ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2440/UBND-NCPC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Thủ trưởng các Sở - ban - ngành
Thành phố; |
Thực hiện Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân Thành phố) có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Đối với Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: đối tượng áp dụng công văn này bao gồm Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đối với báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng: đối tượng áp dụng công văn này gồm Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; các tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; các Công ty đại chúng có trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; các tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.
1. Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện hằng Quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
2. Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.
III. NỘI DUNG CÁC LOẠI BÁO CÁO
1.1. Báo cáo định kỳ gồm các loại báo cáo sau đây:
a) Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm;
b) Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV.
1.2. Nội dung của Báo cáo định kỳ:
a) Nội dung Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm:
- Về công tác thanh tra: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu: 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.
- Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu: 01/TCD, 02/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.
- Về công tác phòng, chống tham nhũng: tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu: 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.
b) Nội dung của Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV: được thực hiện thông qua các biểu số liệu quy định tại điểm a mục 1.2 phần III của công văn này.
2.1. Báo cáo chuyên đề gồm các loại báo cáo sau đây:
a) Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm;
b) Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm;
c) Báo cáo chuyên đề khác.
2.2. Nội dung của báo cáo chuyên đề:
a) Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 và các biểu số liệu: 01/TCD, 02/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ và biểu số liệu 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.
b) Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm:
Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 và các biểu số liệu: 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ.
c) Đối với các Báo cáo chuyên đề khác hoặc khi có yêu cầu bổ sung nội dung đối với báo cáo được quy định tại điểm a và điểm b mục 2.2 phần III của công văn này, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.
3.1. Khi Thanh tra Chính phủ hoặc các cơ quan Trung ương, Thành phố có yêu cầu báo cáo về những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc yêu cầu của cơ quan Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
3.2. Khi Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phát hiện những vấn đề bất thường, có tính chất nghiêm trọng, phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để chỉ đạo, phối hợp xử lý.
4.1. Thời gian chốt số liệu:
a) Đối với báo cáo định kỳ:
- Báo cáo hằng Quý:
+ Báo cáo Quý I: từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo.
+ Báo cáo Quý II, Quý III, Quý IV: từ ngày 15 của tháng cuối Quý trước đến ngày 14 của tháng cuối Quý báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng: từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng: từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo.
- Báo cáo hằng năm: từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất:
Thời gian chốt số liệu theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ hoặc các cơ quan Trung ương, Thành phố và yêu cầu của Thanh tra Thành phố.
4.2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận Báo cáo, thời hạn gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo định kỳ:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện; tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Các Sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, các Công ty đại chúng có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh) chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo, trong đó:
+ Các tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo các nội dung theo Mục 4, Mẫu số 03 - Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, gửi về Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo để tổng hợp gửi về Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Các tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện báo cáo các nội dung theo Mục 4, Mẫu số 03 - Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, gửi về Sở Nội vụ chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo để tổng hợp gửi về Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Các Công ty đại chúng có trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo các nội dung theo Mục 4, Mẫu số 03 - Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng;
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo các nội dung theo Mục 5, Mẫu số 03 - Đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp báo cáo, trình Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt, gửi báo cáo Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo.
b) Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất: Đối tượng thực hiện báo cáo, thời hạn gửi báo cáo được thực hiện theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ hoặc các cơ quan Trung ương, Thành phố và yêu cầu của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo:
5.1. Báo cáo được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và được đóng dấu theo quy định.
Trường hợp Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện ủy quyền cho Chánh Thanh tra các Sở - ngành, Chánh Thanh tra thành phố Thủ Đức và các quận - huyện ký báo cáo thì thực hiện theo quy định về ký thừa ủy quyền.
5.2. Báo cáo được gửi tới cơ quan nhận báo cáo bằng hệ thống văn bản điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc một số phương thức sau:
a) Gửi qua phần mềm hệ thống thông tin báo cáo của Thanh tra Chính phủ;
b) Gửi qua thư điện tử của cơ quan hành chính nhà nước;
c) Gửi trực tiếp;
đ) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
đ) Gửi qua Fax.
6. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tổ chức sử dụng phần mềm Hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham, nhũng theo Công văn số 4073/UBND-NCPC ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh ký báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố định kỳ Quý I, II, III, 06 tháng, 09 tháng và thực hiện theo quy định về ký thừa ủy quyền.
8. Giao Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Sở Nội vụ) phối hợp với Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi, nắm tình hình chấp hành và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và xem đây là một trong những tiêu chí để xét thi đua khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
9. Công văn này thay thế Công văn số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện chế độ báo cáo là nhiệm vụ quan trọng, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành đối với công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo xử lý theo quy định./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.