TOÀ
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/TK |
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 1992 |
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 240/TK NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 1992 VỀ VIỆC HOÃN PHIÊN TOÀ
Kính gửi: Đồng chí Chánh án các Toà án nhân dân và các Toà án quân sự các cấp,
Hiện nay ở một số Toà án có tình trạng sau khi mở phiên toà và đã thẩm vấn bị cáo và các đương sự, lại hoãn phiên toà kéo dài; có trường hợp phiên toà xét xử việc dân sự hoãn kéo dài đến hàng năm, quá thời hạn pháp luật tố tụng cho phép.
Việc hoãn phiên toà tuỳ tiện là vi phạm thủ tục tố tụng, gây khó khăn cho cơ quan Công an trong việc dẫn giải quản lý can phạm, gây phiên hà và làm mất thời gian của nhân dân và gây sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng của nhân dân đối với công tác xét xử của Toà án. Vì vậy Toà án nhân dân tối cao đề nghị đồng chí Chánh án các Toà án cần phổ biến đến các Thẩm phán quán triệt nguyên tắc chung của phiên toà là: "Xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục". Như vậy: khi vụ án đã được đưa ra phiên toà và đã tiến hành thẩm vấn thì phải xét xử liên tục (trừ thời gian giải lao và nghị án) và phải công bố việc xét xử hay còn gọi là phải "tuyên án" không được hoãn tuyên án hoặc hoãn phiên toà tuỳ tiện, nếu có lý do chính đáng thì phải tuyên bố rõ lý do và khi lý do hoãn đó đã được khắc phục thì phải đưa ra xét xử tiếp. Nếu không có căn cứ để đưa ra xét xử thì phải có quyết định đình chỉ vụ án (Điều 155 và khoản 1 Điều 162 hoặc Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự nếu là vụ án hình sự, theo Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nếu là vụ án dân sự).
Đề nghị các đồng chí lưu ý và chấp hành nghiêm chỉnh.
|
Phạm Hưng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.