BỘ THÔNG TIN VÀ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2382/BTTTT-CVT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Luật Viễn thông 24/2023/QH15 có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định “Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân”.
Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trong bối cảnh các nhà mạng đang thúc đẩy phát triển hạ tầng số, sớm thương mại hóa 5G ở một số địa phương còn có tình trạng một số cá nhân, đối tượng phản đối, cản trở việc lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) mới do chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện các nội dung sau:
1. Chỉ đạo cơ quan báo chí và truyền thông tại địa phương, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân biết kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có bằng chứng cho thấy sóng điện từ của các trạm BTS có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; ủng hộ xây dựng phát triển các trạm BTS nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.
(Bộ Thông tin và Truyền thông gửi kèm bản sao văn bản số 212/BTTTT-KHCN ngày 20/01/2017 về việc phổ biến thông tin liên quan đến việc quản lý phát triển các trạm BTS ở Việt Nam).
2. Luật Viễn thông số 24/2023/QH15 quy định “Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.”
“Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông.”
Đề nghị Quý Ủy ban chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các cơ quan có liên quan bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông (việc xử lý hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3, Điều 42, Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp kết quả thực hiện, hàng quý báo cáo BTTTT chậm nhất 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của quý.
Trân trọng./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.