BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2368/BTP-PLQT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội, Đà Nẵng và TP Hồ
Chí Minh; |
Thời gian vừa qua, nhiều hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự (UTTP) gửi đến Bộ Tư pháp chưa được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp về dân sự (Thông tư liên tịch số 12), các hiệp định song phương/thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự (Hiệp định song phương) và Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước Tống đạt). Để thống nhất áp dụng các quy định của Thông tư liên tịch số 12 và các Điều ước quốc tế nêu trên, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung như sau:
I-PHẠM VI, QUY TRÌNH YÊU CẦU ỦY THÁC TƯ PHÁP
Yêu cầu UTTP của Việt Nam hiện nay được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định song phương, Công ước Tống đạt, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể việc UTTP có thể được thực hiện bằng một trong những phương thức sau:
1. UTTP theo Hiệp định song phương
1.1. Về phạm vi UTTP
Hiệp định song phương được áp dụng cho các yêu cầu UTTP bao gồm tống đạt giấy tờ, thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu UTTP khác gửi đi các nước đã ký Hiệp định song phương với Việt Nam (Phụ lục I - Danh mục cơ quan trung ương và ngôn ngữ UTTP theo các Hiệp định song phương)[1].
1.2. Về quy trình
Hồ sơ UTTP sẽ được xử lý theo quy trình như sau:
(Hồ sơ, chi phí UTTP theo Hiệp định song phương xem chi tiết tại Mục II.1 Công văn này)
2. UTTP theo Công ước Tống đạt
2.1. Về phạm vi
Công ước tống đạt chỉ áp dụng đối với các yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ (không bao gồm các yêu cầu UTTP khác như thu thập chứng cứ,...) được gửi đến các nước là thành viên của Công ước Tống đạt.
2.2. Về quy trình
Đối với việc UTTP tống đạt giấy tờ theo Công ước tống đạt, Quý Cơ quan ưu tiên áp dụng kênh chính thông qua cơ quan trung ương để tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Hồ sơ UTTP sẽ xử lý theo quy trình như sau:
(Hồ sơ, chi phí UTTP theo Công ước tống đạt xem chi tiết tại Mục II.2.Công văn này)
3. UTTP trong trường hợp không có Điều ước quốc tế
3.1. Về phạm vi UTTP
Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu UTTP chưa ký Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp (TTTP) hoặc không cùng là thành viên của Công ước tống đạt thì cũng có thể thực hiện việc UTTP trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại”.
3.2. Về quy trình
Trong trường hợp UTTP trên cơ sở nguyên tắc “có đi có lại” sẽ thực hiện theo quy trình như sau:
II-VỀ HỒ SƠ, CHI PHÍ ỦY THÁC TƯ PHÁP
1. UTTP theo Hiệp định song phương
1.1. Hồ sơ
Hồ sơ UTTP gồm:
- Văn bản yêu cầu UTTP về dân sự gửi Bộ Tư pháp (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12);
- Văn bản UTTP gửi Cơ quan có thẩm quyền nước được UTTP (Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12) kèm theo bản dịch;
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ việc UTTP có kèm theo bản dịch;
- Bản sao biên lai thu phí/lệ phí.
1.2. Chi phí thực hiện UTTP
Chi phí thực hiện UTTP gồm chi phí thực tế và phí, lệ phí UTTP.
1.2.1. Chi phí thực tế
Theo quy định của hầu hết các Hiệp định song phương, UTTP tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ được thực hiện miễn phí (trừ yêu cầu tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ bằng phương thức đặc biệt). Do đó, Quý Cơ quan không yêu cầu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp chi phí thực tế cũng như tạm ứng chi phí thực tế theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12.
1.2.2. Lệ phí, phí UTTP
- Đối với các vụ việc thụ lý trước ngày 01/01/2017, Quý Cơ quan yêu cầu người có người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp phí UTTP ra nước ngoài theo Thông tư 18/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện UTTP về dân sự.
- Đối với các vụ việc thụ lý sau ngày 01/01/2017, các Quý Tòa án yêu cầu người có người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp lệ phí UTTP ra nước ngoài theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
- Đối với các vụ việc thụ lý sau ngày 01/01/2017, các Quý Cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu người có người có nghĩa vụ nộp chi phí uỷ thác tư pháp về dân sự nộp phí UTTP ra nước ngoài theo Thông tư 203/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện UTTP về dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. UTTP tống đạt giấy tờ theo kênh chính của Công ước Tống đạt
2.1. Hồ sơ
Hồ sơ UTTP theo kênh chính của Công ước Tống đạt bao gồm:
- Văn bản yêu cầu UTTP về dân sự gửi Bộ Tư pháp (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12);
- Văn bản UTTP gửi Cơ quan Trung ương nước được yêu cầu UTTP (theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12). Văn bản này có thể làm bằng song ngữ hoặc được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ của nước được yêu cầu.
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ việc UTTP, kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu;
- Bản sao biên lai thu phí/lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài[2]/biên lai tạm ứng chi phí thực tế[3].
2.2. Chi phí thực hiện UTTP
2.2.1. Chi phí thực tế
- Đối với yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ đến các quốc gia thành viên Công ước tống đạt đã có thông báo cụ thể về chi phí thực tế và phương thức thanh toán (Danh sách các nước có thông tin cụ thể xem tại Phụ lục II), Quý Cơ quan thông báo yêu cầu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự thanh toán trực tiếp chi phí ủy thác tư pháp cho phía nước ngoài theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12. Như vậy, trong trường hợp này người có nghĩa vụ nộp chi phí không phải nộp tạm ứng chi phí UTTP theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12.
- Đối với yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ đến các quốc gia thành viên Công ước tống đạt đã thông báo không thu/miễn phí chi phí thực hiện tống đạt giấy tờ (Danh sách các nước không thu/miễn chi phí xem tại Phụ lục III), đề nghị Quý Cơ quan không yêu cầu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp chi phí thực tế cũng như tạm ứng chi phí thực tế.
- Đối với yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ đến các quốc gia thành viên Công ước tống đạt chưa thông báo về chi phí thực tế hoặc đã thông báo có thu chi phí thực hiện ủy thác tư pháp nhưng thu sau (Danh sách các nước có thông tin cụ thể xem tại Phụ lục II), Quý Cơ quan thông báo yêu cầu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp (3.000.000 đồng) tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12.
2.2.2. Lệ phí, phí UTTP: Việc thu/nộp phí/lệ phí UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài áp dụng như UTTP theo Hiệp định song phương (Mục II.1.2.2 Công văn này).
3. UTTP trong trường hợp không có Điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp dân sự
3.1. Hồ sơ
Hồ sơ UTTP gồm:
- Văn bản yêu cầu UTTP về dân sự gửi Bộ Tư pháp (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12);
- Văn bản UTTP gửi Cơ quan có thẩm quyền của nước được UTTP (theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12) có kèm theo bản dịch;
- Các giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu (nếu có), kèm theo bản dịch;
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ việc UTTP, kèm theo bản dịch;
- Bản sao biên lai thu phí/lệ phí và biên lai tạm ứng chi phí thực tế.
3.2. Chi phí thực hiện UTTP
3.2.1. Chi phí thực tế
Đối với yêu cầu UTTP đến các quốc gia khác chưa có Điều ước quốc tế có quy định về tương trợ tư pháp với Việt Nam, Quý Cơ quan cần thông báo, yêu cầu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp (3.000.000 đồng) theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12 để thanh toán chi phí thực tế trong trường hợp phát sinh tại nước được yêu cầu kịp thời.
3.2.2. Lệ phí, phí UTTP: Việc thu/nộp phí/lệ phí UTTP ra nước ngoài áp dụng như UTTP theo Hiệp định song phương (Mục II.1.2.2 Công văn này).
4. Một số lưu ý khi xây dựng hồ sơ UTTP
Liên quan đến xây dựng hồ sơ UTTP, Bộ Tư pháp xin lưu ý thêm một số điểm như sau:
Thứ nhất, trường hợp vụ việc cần UTTP cho các đương sự có địa chỉ khác nhau hoặc nhiều nội dung UTTP khác nhau (ví dụ: vừa tống đạt giấy tờ, vừa thu thập chứng cứ) thì Quý Cơ quan cần phải lập các hồ sơ riêng cho từng đương sự, từng nội dung UTTP.
Thứ hai, trường hợp Quý Cơ quan yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng đồng thời yêu cầu đương sự tự cung cấp lời khai, giấy tờ, tài liệu, đề nghị Quý Cơ quan cân nhắc lập thành bản câu hỏi hoặc thông báo yêu cầu đương sự giao nộp/cung cấp tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo hồ sơ tống đạt giấy tờ để không phải lập riêng thành hồ sơ thu thập chứng cứ theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 12a.
Thứ ba, khi sử dụng Mẫu 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12, đề nghị Quý Cơ quan điền thông tin “cơ quan được UTTP” (mục số 4 của mẫu này) là Cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu trong trường hợp UTTP theo các Hiệp định song phương hoặc không có Điều ước quốc tế. Đề nghị Quý Cơ quan không điền thông tin địa chỉ nơi đương sự cư trú vào phần thông tin địa chỉ cơ quan được UTTP.
Thứ tư, khi sử dụng Mẫu 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12, đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại phần Hướng dẫn thực hiện mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12. Bên cạnh đó, Quý Cơ quan cần lưu ý: (i) tách rõ 03 phần của mẫu 02B theo từng mặt giấy khác nhau (bao gồm cả bản tiếng Việt và bản dịch); (ii) đánh dấu vào các ô trống để lựa chọn các phương thức tống đạt tại các mục (4), (5), (7) trong mẫu 02B; (iii) mục (9) và (10) trong mẫu 02B sẽ do Bộ Tư pháp rà soát nội dung, điền các thông tin về nơi lập, thời gian lập và ký, đóng dấu; (iv) Xác nhận kết quả tống đạt cần lập có khoảng trống để các cơ quan thực hiện yêu cầu tống đạt của nước ngoài điền các thông tin cần thiết.
Thứ năm, Quý Cơ quan khi lập Văn bản yêu cầu UTTP về dân sự gửi Bộ Tư pháp (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12) không cần dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu UTTP.
1. Các kênh UTTP thay thế trong Công ước Tống đạt
Theo quy định của Công ước Tống đạt cũng như tuyên bố của Việt Nam khi gia nhập Công ước Tống đạt, bên cạnh kênh chính, Quý Cơ quan có thể lựa chọn một trong các kênh thay thế sau:
1.1. Kênh lãnh sự gián tiếp
1.1.1. Quy trình
Hồ sơ UTTP sẽ được xử lý theo quy trình như sau:
1.1.2. Hồ sơ
Trường hợp UTTP theo Kênh lãnh sự gián tiếp, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản yêu cầu UTTP về dân sự (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12);
- Văn bản UTTP (theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12) kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu. Đồng thời cần bổ sung các căn cứ pháp lý là đoạn 1 Điều 9 Công ước Tống đạt vào Văn bản này để phù hợp với quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch số 12.
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ việc UTTP kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu;
- Bản sao biên lai thu phí/lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài/biên lai tạm ứng chi phí thực tế.
1.1.3. Chi phí thực hiện UTTP
- Chi phí thực tế: Việc thanh toán/tạm ứng chi phí UTTP tống đạt giấy tờ áp dụng như kênh chính của Công ước Tống đạt (Mục II.2.2. Công văn này).
- Lệ phí, phí UTTP: Việc thu/nộp phí/Iệ phí UTTP tống đạt ra nước ngoài áp dụng như UTTP theo Hiệp định song phương (Mục II.1.2.2 Công văn này).
1.2. Kênh ngoại giao gián tiếp
1.2.1. Quy trình
Hồ sơ UTTP sẽ được xử theo quy trình như sau:
1.2.2. Hồ sơ
Việc xây dựng hồ sơ như đối với hồ sơ UTTP theo Kênh lãnh sự gián tiếp. Tuy nhiên, Quý Cơ quan cần bổ sung căn cứ pháp lý là đoạn 2 Điều 9 Công ước Tống đạt vào Văn bản UTTP về dân sự (Mẫu số 02A) để phù hợp với quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch số 12.
1.2.3. Chi phí thực hiện UTTP
- Chi phí thực tế: Việc thanh toán/tạm ứng chi phí UTTP tống đạt giấy tờ áp dụng như kênh chính của Công ước Tống đạt (Mục II.2.2. Công văn này).
- Lệ phí, phí UTTP: Việc thu/nộp phí/lệ phí UTTP tống đạt ra nước ngoài áp dụng như UTTP theo Hiệp định song phương (Mục II.1.2.2 Công văn này).
1.3. Kênh ngoại giao trực tiếp
1.3.1. Quy trình
Hồ sơ UTTP sẽ xử lý theo quy trình như sau:
1.3.2. Hồ sơ
Trường hợp UTTP theo Kênh ngoại giao trực tiếp, hồ sơ bao gồm:
- Đối với việc UTTP cho công dân nước nhận hoặc người nước ngoài ở nước nhận: (i) Văn bản yêu cầu gửi Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài; (ii) Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ việc tống đạt và bản dịch.
- Đối với công dân Việt Nam ở nước nhận thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu Mục III.2 của Công văn này.
1.4. Kênh Bưu điện
1.4.1. Quy trình
Hồ sơ UTTP sẽ được xử lý theo quy trình như sau:
1.4.2. Hồ sơ
Quý Cơ quan xây dựng hồ sơ UTTP theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thi hành án dân sự và kèm theo bản dịch.
1.5. Một số lưu ý khi áp dụng các kênh thay thế
Thứ nhất, nếu địa chỉ người được tống đạt rõ ràng, chính xác và quốc gia được UTTP không phản đối, Quý Cơ quan cân nhắc gửi yêu cầu tống đạt bằng kênh bưu điện có bảo đảm để tiết kiệm thời gian, chi phí thực tế.
Thứ hai, Kênh ngoại giao trực tiếp chỉ được áp dụng đối với yêu cầu UTTP tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở tại nước nhận, còn đối với công dân nước nhận hoặc công dân nước thứ ba ở tại nước nhận chỉ được áp dụng khi nước đó tuyên bố không phản đối.
Thứ ba, khi sử dụng Mẫu 02A, đề nghị Quý Cơ quan điền thông tin “cơ quan được UTTP” (Mục số 4 của mẫu này) là cơ quan trung ương của nước được yêu cầu tống đạt giấy tờ của các nước thành viên Công ước Tống đạt trong trường hợp UTTP theo kênh ngoại giao, lãnh sự gián tiếp (Phụ lục IV - Danh Mục cơ quan trung ương và ngôn ngữ tống đạt theo Công ước tống đạt).
2. Về tống đạt văn bản cho công dân Việt Nam tại nước ngoài
Việc tống đạt văn bản cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là CQĐD) không được xem là tương trợ tư pháp.Theo Khoản 2 Điều 26 Thông tư liên tịch số 12 thì việc tống đạt văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua CQĐD sẽ được thực hiện theo quy định của thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao (Thông tư liên tịch). Tuy nhiên cho đến nay, Thông tư liên tịch chưa được ban hành. Do vậy, trong thời gian chờ ban hành Thông tư liên tịch nêu trên hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài Quý Cơ quan có thể gửi trực tiếp cho CQĐD ở nước có công dân hoặc gửi bằng đường bưu chính trực tiếp cho công dân Việt Nam theo quy định tại điểm c, d Khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
IV- LƯU Ý KHI UTTP ĐẾN MỘT SỐ QUỐC GIA
1. Đối với Hoa Kỳ
Liên quan đến thanh toán chi phí thực hiện UTTP tống đạt giấy tờ sang Hoa Kỳ, hiện nay, Hoa Kỳ đã thông báo chi phí tống đạt giấy tờ thực tế là 95 đô la Mỹ và chuyển khoản trực tiếp Công ty ABC Legal trước khi chuyển hồ sơ, cụ thể:
Tên tài khoản: ABC Legal Services
Tên ngân hàng: Wells Fargo Bank
Số tài khoản: 2007107119
Swift/IBAN Code: WFBIUS6S
Mục nội dung chuyển tiền: Ghi rõ tên của người cần được tống đạt (viết bằng tiếng Anh đúng với tên người cần được tống đạt ghi trong hồ sơ)
Sau khi đã thực hiện xong việc thanh toán chi phí thực tế, đề nghị Quý Cơ quan gửi kèm theo hồ sơ 01 bản gốc và 02 bản sao biên lai chuyển tiền và phiếu hạch toán chuyển tiền ra nước ngoài xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ.
Thông tin chi tiết về phương thức thanh toán chi phí thực tế của Hoa Kỳ đề nghị Quý Cơ quan tra cứu theo địa chỉ http://www.hagueservice.net/payfororder.asp
2. Đối với Ca-na-đa
Việt Nam và Ca-na-đa đều là thành viên Công ước tống đạt. Hiện nay, Ca-na-đa đã thông báo chi phí tống đạt giấy tờ thực tế là 100 đô la Ca-na-đa và phải thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tống đạt trước khi chuyển hồ sơ. Tuy nhiên, do thông tin về phương thức thu nộp chi phí thực tế của Ca-na-đa chưa rõ ràng, cụ thể nên Bộ Tư pháp đang trao đổi với các cơ quan đầu mối của Ca-na-đa để thống nhất thông tin về vấn đề này. Đến nay, Bộ Tư pháp đã nhận được thông tin cụ thể về phương thức từ một số bang thuộc Ca-na-da có thể nộp chi phí thực tế từ Việt Nam (Thông tin cụ thể xem tại Phụ lục II gửi kèm theo Công văn này). Đối với các bang khác của Ca-na-đa (chưa thanh toán được chi phí thực tế), Bộ Tư pháp kiến nghị Quý Cơ quan cân nhắc thực hiện UTTP theo kênh bưu điện quy định tại điểm a Điều 10 Công ước tống đạt và điểm c Khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Đối với Đài Loan
UTTP giữa Việt Nam và Lãnh thổ Đài Loan được thực hiện trực tiếp thông qua Bộ Tư pháp hai Bên trên cơ sở Thỏa thuận giữa Văn phòng kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự ký ngày 12/4/2010 nên đề nghị Quý Cơ quan sử dụng tên gọi Lãnh thổ Đài Loan trong tất cả các văn bản UTTP đối với lãnh thổ này.
4. Đối với Xinh-ga-po
Hồ sơ UTTP sang Xinh-ga-po, ngoài các văn bản theo quy định phải có thêm văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Pháp luật Xinh-ga-po kèm theo bản dịch tiếng Anh trong đó nêu rõ yêu cầu UTTP.
5. Đối với Thái Lan
Hồ sơ UTTP sang Thái Lan, Văn bản UTTP về dân sự phải được lập bằng hoặc dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Thái, trong đó nêu rõ sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các yêu cầu ủy thác tư pháp của Thái Lan trong trường hợp tương tự. Tất cả hồ sơ, bản dịch hồ sơ và tài liệu gửi kèm phải được chứng nhận lãnh sự.
6. Đối với Hồng Kông
Hồ sơ UTTP sang Hồng Kông, đề nghị Quý Cơ quan sử dụng thống nhất tên gọi là Hồng Kông, Trung Quốc trong tất cả các văn bản UTTP.
V. TÌM KIẾM VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN
Cho đến thời điểm hiện nay, các quốc gia là thành viên của Công ước Tống đạt đã đăng tải thông tin về Cơ quan trung ương, chi phí, phương thức thanh toán chi phí thực hiện UTTP tống đạt giấy tờ tại trang điện tử https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/authorities1/?cid=17 (trang tin tiếng Anh). Bộ Tư pháp cũng đã đăng tải các thông tin liên quan của các quốc gia thành viên Công ước Tống đạt tại địa chỉ http://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/quoc-gia-tham-gia-cong-uoc.aspx. Công văn này và các Phụ lục sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, đề nghị Quý Cơ quan truy cập tại trang tin Tương trợ tư pháp trong Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp - Mục Thông báo (địa chỉ http://moj.gov.vn/tttp/thongbao/Pages/thong-bao.aspx). Bộ Tư pháp đề nghị Quý Cơ quan thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin trên các trang thông tin điện tử nêu trên.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ Tư pháp về thực hiện một số quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ra nước ngoài, xin gửi để Quý Cơ quan thống nhất triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu gặp vướng mắc, đề nghị Quý Cơ quan liên hệ Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) theo các số điện thoại 024. 6273.9532/446/448.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC THÔNG TIN CÁC NƯỚC CÓ HIỆP
ĐỊNH/ THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ VỚI VIỆT NAM
(kèm theo Công văn số 2368/BTP-PLQT ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tư pháp)
STT |
TÊN HIỆP ĐỊNH |
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG |
NGÔN NGỮ |
GHI CHÚ |
1. |
Hiệp định TTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa) |
- Bộ Tư pháp Cộng hòa Séc; - Bộ Tư pháp Cộng hòa Xlô-va-ki-a |
Tiếng Nga |
|
2. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Cu Ba |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Cu Ba |
Tiếng Tây Ban Nha |
|
3. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Hung-ga-ri |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Hung-ga-ri |
Tiếng Hung- ga-ry, Tiếng Pháp |
|
4. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Bun-ga-ri |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Bun-ga-ri |
Tiếng Bun- ga-ry, tiếng Nga |
|
5. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Ba Lan |
Tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Pháp |
|
6. |
Hiệp định TTTP về dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào |
Bộ Tư pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào |
Tiếng Lào |
|
7. |
Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga |
Bộ Tư pháp Liên bang Nga |
Tiếng Nga, tiếng Anh |
|
8. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa |
Bộ Tư pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa |
Tiếng Trung, tiếng Anh |
|
9. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp |
Tiếng Pháp |
|
10. |
Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và U-crai-na |
Bộ Tư pháp Cộng hòa U-crai-na |
Tiếng U- crai-na, tiếng Nga, tiếng Anh |
|
11. |
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hinh sự giữa CHXHCN Việt Nam và Mông Cổ |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Mông Cổ |
Tiếng Mông Cổ, tiếng Nga |
|
12. |
Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CH Bê-la-rút |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Bê-la-rút |
Tiếng Bê-la- rút, tiếng Nga |
|
13. |
Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Triều Tiên |
Tòa án Trung ương Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên |
Tiếng Triều Tiên, tiếng Anh |
|
14. |
Hiệp định TTTP về dân sự và thương mại giữa CHXHCN Việt Nam và và Cộng hoà dân chủ nhân dân An-giê-ri |
Bộ Tư pháp Cộng hoà An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân |
Tiếng An- giê-ri, tiếng Pháp |
|
15. |
Hiệp định TTTP về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Ca- dắc-xtan |
Bộ Tư pháp Cộng hòa Ca-dắc-xtan |
Tiếng Ca- dắc-xtan, tiếng Anh |
|
16. |
Thỏa thuận giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Đài Loan) |
Bộ Tư pháp Lãnh thổ Đài Loan |
Tiếng Trung, tiếng Anh |
|
17. |
Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Vương quốc Cam- pu-chia |
Bộ Tư pháp Vương quốc Cam-pu-chia |
Tiếng Cam- pu-chia, tiếng Anh |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.