BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2317/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Qua việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận), Nhà nước thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã trong cả nước, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng quy định của pháp luật; người sử dụng đất đủ điều kiện thì được cấp Giấy chứng nhận. Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận, người sử dụng đất được Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, được thực hiện các giao dịch về đất đai theo quy định của pháp luật.
Công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận là nội dung quan trọng trong quản lý đất đai. Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Đồng thời, tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã nêu “Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật, đồng thời có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước”.
Để thể chế quy định của Hiến pháp, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, pháp luật đất đai 2013 đã quy định cụ thể đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý; về thời hạn người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; về việc cấp Giấy chứng nhận (thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục thực hiện); về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ; về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai theo quy định. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị để đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận.
Thực hiện pháp luật đất đai năm 2013, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực cùng các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã căn bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu. Tuy nhiên việc triển khai đăng ký đất đai lần đầu vẫn còn chưa được thực hiện triệt để tại một số địa phương, dẫn đến diện tích đất đai còn lại chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận không được đưa vào đăng ký để quản lý; công tác đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận tại một số nơi còn thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn xảy ra tình trạng cán bộ nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện Thông báo Kết luận số 410-TB/UBKTTW ngày 30/12/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo đúng quy định của pháp luật, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, cho từng cơ quan, tổ chức thực hiện.
2. Chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ quy trình, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đảm bảo phân rõ người, rõ trách nhiệm, rõ việc, rõ thời gian giải quyết, trong đó tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, đặc biệt tại bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp.
3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết thì luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo đúng quy định để hạn chế tối đa tiêu cực có thể xảy ra. Thực hiện việc kiểm tra đột xuất công vụ, trong đó tập trung vào các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm của công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện và báo cáo cụ thể về kế hoạch thực hiện các nội dung nêu trên, trong đó nêu rõ thời điểm hoàn thành việc đăng ký đất đai lần đầu để Bộ tổng hợp báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.