BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2276/LĐTBXH-KHTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Các đơn vị thuộc, trực
thuộc Bộ |
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch 5 năm 2021-2025 về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và đã xây dựng Kế hoạch chung của toàn ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của cả nước.
Hiện nay, các đơn vị, địa phương đang triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Dự kiến trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2022-2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm chủ động và bảo đảm tiến độ xây dựng Kế hoạch năm 2022; căn cứ mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025, Bộ hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, các Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đối với các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội với những nội dung chủ yếu như sau:
Kế hoạch năm 2022 đối với lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2021 về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực trong giai đoạn tới tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó xác định mục tiêu của Kế hoạch năm 2022 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gồm:
1. Về đánh giá kết quả thực hiện năm 2021
a) Yêu cầu
Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; so sánh với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2020 và kế hoạch năm 2021. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP và các Nghị quyết khác của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Quyết định số 01/QĐ-LĐTBXH ngày 02/01/2021 của Bộ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, điều hành khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ ban hành từ đầu năm 2021 đến nay; kết quả thực hiện các chương trình, đề án theo từng lĩnh vực cụ thể. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Yêu cầu việc đánh giá phải khách quan, sát thực tiễn, đúng thực chất kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong phạm vi cả nước theo lĩnh vực do các đơn vị phụ trách và từng tỉnh, thành phố. Làm nổi bật những kết quả đã đạt được; chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; dự kiến mức độ hoàn thành và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong các tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch năm 2021 đã đề ra từ đầu năm.
Căn cứ tình hình thực hiện năm 2021 để dự báo xu hướng phát triển, cơ hội, thách thức đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành để có căn cứ luận chứng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2022 và các năm tiếp theo.
b) Nội dung đánh giá thực hiện Kế hoạch năm 2021
(I) Bối cảnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 về lao động, người có công và xã hội.
(II) Kết quả đạt được.
(III) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
(IV) Dự kiến mức độ hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch năm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong các tháng cuối năm 2021.
2. Về xây dựng Kế hoạch năm 2022
a) Yêu cầu trong xây dựng Kế hoạch năm 2022
Năm 2022 dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tuy nhiên, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi là yếu tố thuận lợi. Ở trong nước, nền kinh tế nước ta được dự báo sẽ phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức; trong đó có những khó khăn từ dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19; các vấn đề xã hội - môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội như già hóa dân số, thất nghiệp, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn,... Do đó, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bám sát chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ để xây dựng Kế hoạch năm 2022 đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh, thành phố và tình hình thực tiễn của mỗi địa phương và phải thống nhất, phù hợp các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của ngành.
Xác định mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu phải bảo đảm tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đặc biệt cần phân tích, đánh giá, lựa chọn, sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên, nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm cần có sự đột phá trong kế hoạch; đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 liên quan đến các lĩnh vực của ngành. Đồng thời, phù hợp với khả năng thực hiện kế hoạch của ngành, địa phương; có mức phấn đấu hợp lý để đảm bảo vượt qua những khó khăn, thách thức của năm 2022, tạo đà cho các năm tiếp theo trong giai đoạn 2021-2025.
Việc xây dựng Kế hoạch năm 2022 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được triển khai đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp; bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực, ngân sách; đảm bảo tiến độ, thời gian và biểu mẫu quy định.
b) Nội dung chủ yếu của Kế hoạch năm 2022
- Bối cảnh xây dựng Kế hoạch năm 2022 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; phân tích, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với từng lĩnh vực của ngành.
- Mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực (bao gồm các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; các chỉ tiêu quản lý ngành).
- Định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu (về hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội; về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trên từng lĩnh vực lao động, việc làm, người có công và xã hội; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra và hợp tác quốc tế).
- Tổ chức thực hiện.
(Đề cương chi tiết theo phụ lục 1; mục tiêu phấn đấu 5 năm 2021-2025 tại phụ lục 2 kèm theo công văn này).
Cùng với báo cáo thuyết minh, yêu cầu các đơn vị, địa phương tổng hợp đầy đủ số liệu theo biểu mẫu tại phụ lục 3 và phụ lục 4 kèm theo công văn này.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch năm 2022 đúng nội dung hướng dẫn và các biểu mẫu quy định gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 25/7/2021 để tổng hợp chung trong Kế hoạch của Bộ.
(Để thuận tiện trong quá trình tổng hợp, ngoài bản chính thức, đơn vị gửi một bản điện tử theo địa chỉ email: thanhnhv@molisa.gov.vn).
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; tổng hợp, xây dựng Kế hoạch chung của toàn ngành, trình Bộ trưởng phê duyệt để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính, điện thoại: 024 382 69544 hoặc 024 393 64160) để được hướng dẫn thêm./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH NĂM 2022
(Kèm theo Công văn số: 2276/LĐTBXH-KHTC ngày 16/7/2021 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
STT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
GHI CHÚ |
|
|
||
I |
Bối cảnh thực hiện Kế hoạch năm 2021 |
Các đơn vị, địa phương |
|
II |
Kết quả đạt được |
|
|
1 |
Về hoàn thiện thể chế phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội |
Vụ Pháp chế, các đơn vị |
|
2 |
Về lao động - việc làm |
|
|
a |
Phát triển thị trường lao động, thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm (trong nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng); chuyển dịch cơ cấu lao lao động; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị; tỷ lệ lao động qua đào tạo (trong đó, có bằng, chứng chỉ). Tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. |
Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, các địa phương |
|
b |
Phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (tuyển sinh GDNN, tốt nghiệp GDNN, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN, kiểm định chất lượng GDNN… ) |
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các địa phương |
|
c |
Thực hiện chính sách tiền lương, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp |
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, các địa phương |
|
d |
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (giao chỉ tiêu phát triển đối tượng; thực hiện các chính sách trợ cấp cho đối tượng; thu ngân sách BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN…). |
Vụ Bảo hiểm xã hội, Cục Việc làm, Cục ATLĐ và các địa phương |
|
d |
An toàn, vệ sinh lao động (huấn luyện ATVSLĐ, kiểm định chất lượng hàng hóa, theo dõi, xử lý TNLĐ…) |
Cục ATLĐ và các địa phương |
|
đ |
Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam (theo dõi, cấp giấy phép lao động…). |
Cục VL và các địa phương |
|
2 |
Thực hiện chính sách người có công (thực hiện chính sách ưu đãi NCC; tổ chức 74 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ; đề án xác định danh tính liệt sỹ còn thiếu thông tin; hỗ trợ nhà ở người có công có khó khăn về nhà ở; công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ; thực hiện các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, nâng cao đời sống người có công…) |
Cục NCC và các địa phương |
|
3 |
Về các lĩnh vực xã hội |
|
|
a |
Về giảm nghèo bền vững (thực hiện các chính sách, chương trình đề án về giảm nghèo bền vững; kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo; giảm huyện nghèo, xã nghèo…). |
Cục BTXH, VPQG về giảm nghèo và các địa phương |
|
b |
Về bảo trợ xã hội (thực hiện các chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất; chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…; công tác y tế lao động - xã hội). |
Cục BTXH và các địa phương |
|
C |
Về công tác trẻ em (thực hiện các Công ước quốc tế về trẻ em; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác trẻ em; phòng chống xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; giảm tai nạn, thương tích ở trẻ em; xây dựng xã/phường/thị trấn phù hợp với trẻ em…) |
Cục trẻ em và các địa phương |
|
D |
Về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới…). |
Vụ Bình đẳng giới và các địa phương |
|
Đ |
Về phòng, chống tệ nạn xã hội (cai nghiện ma túy; phòng, chống mại dâm; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về) |
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và các địa phương |
|
4 |
Cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng tổ chức bộ máy |
Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Trung tâm Thông tin và các địa phương |
|
5 |
Thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân; xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
Thanh tra, Văn phòng và các địa phương |
|
6 |
Hợp tác quốc tế |
Vụ Hợp tác quốc tế và các địa phương |
|
7 |
Về nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, Công tác kế hoạch - dự toán, đảm bảo nguồn lực thực hiện kế hoạch của ngành |
Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị và các địa phương |
|
III |
Tồn tại, hạn chế trong thực hiện 6 tháng đầu năm và nguyên nhân |
Các đơn vị, địa phương |
|
IV |
Dự kiến mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong các tháng cuối năm |
|
|
|
|
||
I |
Bối cảnh xây dựng kế hoạch 2022 |
Các đơn vị |
|
II |
Mục tiêu |
Các đơn vị, địa phương |
|
1 |
Mục tiêu tổng quát |
|
|
2 |
Các chỉ tiêu |
|
|
III |
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu |
|
|
1 |
Về hoàn thiện thể chế phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; về nâng cao tiềm lực khoa học để cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về lao động, người có công và xã hội. |
Vụ pháp chế, Viện Khoa học Lao động và Xã hội |
|
2 |
Về lao động - việc làm |
Tổng cục GDNN; các Cục: VL, QLLĐNN, QHLĐ-TL, ATLĐ, Vụ BHXH và các địa phương |
|
3 |
Về chăm sóc người có công |
Cục NCC và các địa phương |
|
4 |
Về các lĩnh vực xã hội |
Cục BTXH, VPGN, Cục TE, Cục PCTNXH, Vụ BĐG |
|
5 |
Đề xuất các chương trình, đề án để thực hiện Kế hoạch năm 2022 (lồng ghép vào từng nội dung ở trên) |
Các đơn vị, địa phương |
|
6 |
Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước |
Vụ PC, VP, Vụ TCCB, TT Thông tin và các địa phương |
|
6 |
Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
Thanh tra, Văn phòng và các địa phương |
|
7 |
Về hợp tác quốc tế |
Vụ HTQT và các địa phương |
|
IV |
Tổ chức thực hiện |
Các đơn vị, địa phương |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.