BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2162/BTP-KHTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ; |
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Để chủ động tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 của Bộ Tư pháp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị các đơn vị dự toán xây dựng dự toán NSNN năm 2018 theo các nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2017
1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017
- Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017 của Bộ Tư pháp.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, các nhiệm vụ quan trọng, các Chương trình, Đề án lớn được giao, đơn vị cần đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.
2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
2.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu
Đánh giá nguyên nhân, các yếu tố tác động đến số thu năm 2017; kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, dự kiến tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước cả năm 2017. Khi đánh giá cần chú trọng đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên
a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến chi cả năm 2017 theo từng mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án được được giao cho đơn vị trong năm 2017.
b) Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu; các khoản chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, dự án và đi công tác nước ngoài… từ ngân sách nhà nước tại đơn vị (dự toán đã bố trí, kinh phí đã phân bổ, kinh phí đã sử dụng, số lượng đoàn đi công tác nước ngoài); những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.
c) Các đơn vị quản lý hành chính đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện đánh giá tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015).
d) Các cơ sở đào tạo đánh giá kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg và chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg.
- Các đơn vị tổng hợp báo cáo Bộ (Vụ Kế hoạch-Tài chính) tình hình sử dụng số kinh phí đã được cấp trong dự toán ngân sách năm 2017 và số kinh phí chưa sử dụng năm 2016 chuyển sang năm 2017, nhu cầu kinh phí năm 2018 (kèm danh sách học viên, đối với số đối tượng của học kỳ I năm 2017-2018, chỉ tổng hợp báo cáo đề nghị bổ sung kinh phí năm 2017 sau khi đã thực hiện tuyển sinh).
- Căn cứ danh sách đối tượng được miễn học phí, giảm học phí; mức thu học phí của từng ngành, nghề đào tạo được cấp có thẩm quyền quyết định và số kinh phí cấp bù học phí năm 2017 chưa sử dụng hết (nếu có) để dự kiến số kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập năm 2018.
- Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện đối với một số khoản chi triển khai một số Đề án lớn gồm: Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trường trọng điểm đào tạo chức danh tư pháp theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg (Học viện Tư pháp); Đề án đào tạo trọng điểm cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 549/QĐ-TTg (Trường Đại học Luật Hà Nội), Đề án đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ Tư pháp).
e) Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tình hình thực hiện dự toán chi; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai.
f) Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tiến độ thực hiện các dự án, đề tài, số lượng các đề tài còn tồn đọng, đã quá hạn, nêu rõ nguyên nhân và hướng xử lý dứt điểm. Đồng thời, nêu rõ những vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ.
- Đánh giá tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016.
g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế: đánh giá tiến độ thực hiện theo từng dự án, hiệu quả sử dụng kinh phí và tác động tích cực của việc thực hiện dự án; các dự án còn tồn đọng, chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
h) Đánh giá kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương
- Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ: Tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, các khoản có tính chất lương và chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương); từ nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng chuyển sang năm 2017 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
- Báo cáo về biên chế, quỹ lương, nguồn đảm bảo mức tiền lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng và xác định nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2018 (nếu có).
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và tình hình thực hiện các khoản viện trợ nhỏ, lẻ phi dự án: Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao so với kế hoạch năm 2017 được duyệt, luỹ kế tình hình thực hiện từ khi bắt đầu triển khai; dự kiến các hoạt động có thể hoàn thành và ước tính khả năng giải ngân kinh phí trong năm 2017 (bao gồm cả vốn đối ứng); phân tích các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp để xử lý.
2.4. Đánh giá tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị các cơ quan thanh tra, kiểm toán (nội dung kiến nghị, kết quả thực hiện).
2.5. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư công đối với các chủ đầu tư
Các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cần tập trung đánh giá các nội dung sau:
- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017, bao gồm: giá trị khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến hết Quý II/2017 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến 31/12/2017.
- Đánh giá tình hình quyết toán dự án hoàn thành (nếu có), trong đó nêu rõ thời gian dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán, nguyên nhân và giải pháp xử lý.
- Các kết quả đã đạt được, các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017.
- Các giải pháp, kiến nghị triển khai kế hoạch trong các tháng cuối năm 2018.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018
1. Về công tác xây dựng kế hoạch năm 2018
Năm 2018 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020, Bộ yêu cầu các đơn vị căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của Ngành; căn cứ vào thực tế yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương để xây dựng kế hoạch năm 2018 của đơn vị.
Việc xây dựng kế hoạch năm 2018 cần bám sát kế hoạch của Ngành triển khai các Luật, Nghị quyết, Nghị định, Chiến lược, Quy hoạch, Đề án… đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua hoặc phê duyệt trong đó lưu ý tính khả thi của từng nhiệm vụ cụ thể (đặc biệt lưu ý tới các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ năm 2018).
Bên cạnh đó, các đơn vị cần đặc biệt chú ý tới các nhiệm vụ khác được chuyển giao cho Bộ Tư pháp bằng các văn bản cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xây dựng dự toán ngân sách năm 2018
Các đơn vị khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của Ngành, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của cơ quan, đơn vị; lập dự toán NSNN theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Dự toán ngân sách nhà nước phải thuyết minh rõ ràng về cơ sở pháp lý, chi tiết số thu, nhiệm vụ chi.
2.1. Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018 phải được xây dựng tích cực, trên cơ sở quy định pháp luật về thu ngân sách, khả năng thực hiện thu ngân sách và những yếu tố tác động đến thu năm 2018. Các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị vẫn phải lập dự toán, nhưng tách riêng mục, không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Lưu ý việc lập dự toán thu bao gồm cả lập đối với số thu được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra thực nộp vào NSNN theo Thông tư liên tịch số 327/2016/TTLT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016.
2.2. Xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018
Các đơn vị xây dựng dự toán chi thường xuyên theo đúng tính chất nguồn kinh phí, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành; tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm cần thực hiện trong năm 2018; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết, khả thi triển khai trong năm 2018; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
Năm 2018 tiếp tục cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa XIII đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Theo đó, tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các đơn vị cần lập dự toán chi ngân sách trang trải cho việc thu lệ phí trong dự toán chi NSNN năm 2018 của đơn vị.
a) Đối với các cơ quan quản lý hành chính
- Dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2018 được xác định trên cơ sở định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2017 Bộ đã giao cho từng đơn vị dự toán, số biên chế được duyệt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); số người làm việc theo chế độ hợp đồng tại các cơ quan hành chính theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ có mặt tại thời điểm lập dự toán.
- Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm:
+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ; các khoản đóng góp theo chế độ (đề nghị đơn vị sao gửi kèm bảng lương tháng 7/2016);
+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế, các khoản đóng góp theo chế độ (BHXH, BHYT, KPCĐ);
+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được xác định tương tự như đối với số biên chế được duyệt, thực có mặt tại thời điểm lập dự toán.
Số hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khoản chi đặc thù: Giải trình cơ sở pháp lý và thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán của từng khoản chi đặc thù: Chi đóng niên liễm, chi thuê trụ sở làm việc, chi mua sắm tài sản theo Đề án, chi sửa chữa lớn tài sản, chi nghiệp vụ đặc thù khác,…. Dự toán chi đặc thù xây dựng trên cơ sở tình hình thực hiện ngân sách năm 2017, dự kiến nhiệm vụ năm 2018 (làm rõ các khoản chi chỉ phát sinh năm 2017, không phát sinh năm 2018, các khoản phát sinh tăng theo chế độ, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Đối với các Chương trình, Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cần chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ cần thiết, khả năng triển khai trong năm 2018 để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên cơ sở nguồn lực ngân sách nhà nước được phân bổ. Đồng thời cần thuyết minh rõ các nội dung: tổng kinh phí được phê duyệt cho Chương trình đề án; dự toán kinh phí đã bố trí, kinh phí đã thực hiện và dự kiến thực hiện đến hết năm 2016; số kinh phí đề nghị bố trí năm 2018.
b) Các đơn vị sự nghiệp
- Kinh phí chi đảm bảo hoạt động thường xuyên: các đơn vị xây dựng trên cơ sở phương án giao quyền tự chủ về tài chính đã được phê duyệt, những thay đổi về cơ chế chính sách ảnh hưởng đến nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị trong năm 2018, những nhiệm vụ được bổ sung sau khi Bộ trưởng đã giao quyền tự chủ cho đơn vị.
- Kinh phí chi đảm bảo hoạt động không thường xuyên: các đơn vị lập dự toán, giải trình cơ sở pháp lý và thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán của từng khoản chi đặc thù.
c) Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: các đơn vị lập dự toán, giải trình cơ sở pháp lý và thuyết minh chi tiết một số khoản chi như: chi thực hiện chính sách miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg; chi thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020; kinh phí triển khai Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trường trọng điểm đào tạo chức danh tư pháp theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg; Đề án đào tạo trọng điểm cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 549/QĐ-TTg, Đề án đào tạo Luật sư hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
d) Xây dựng dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học, sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp kinh tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, in sách nhà nước đặt hàng…
e) Đơn vị được giao chủ trì xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học, sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp kinh tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, in sách nhà nước đặt hàng… có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí theo biểu mẫu hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành trình Lãnh đạo Bộ ký gửi các Bộ chuyên ngành theo quy định đồng thời gửi báo cáo Vụ Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ Tư pháp.
f) Đối với các Chủ dự án viện trợ nước ngoài
- Chủ dự án viện trợ lập kế hoạch tài chính dự án viện trợ (kế hoạch giải ngân vốn viện trợ và vốn đối ứng của các dự án ODA không hoàn lại và dự án viện trợ PCPNN) gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) có trách nhiệm xem xét, tổng hợp kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án viện trợ (cùng với dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới trực thuộc) gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để xem xét, tổng hợp trình Bộ phê duyệt.
- Đối với dự án có nhiều Chủ dự án và có một cơ quan đầu mối điều phối chung việc thực hiện dự án, từng Chủ dự án chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho phần dự án do Chủ dự án thực hiện gửi cơ quan điều phối. Cơ quan điều phối chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính phần hoạt động do cơ quan điều phối thực hiện, đồng thời tổng hợp kế hoạch tài chính chung của toàn dự án gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính. Các chương trình, dự án có con dấu và tài khoản riêng, kế hoạch tài chính đề nghị gửi trực tiếp Vụ Kế hoạch - Tài chính để xem xét, tổng hợp trình Bộ phê duyệt.
- Kế hoạch tài chính dự án viện trợ phải phù hợp với văn kiện dự án viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nội dung chi phải được thể hiện chi tiết theo từng hợp phần, từng hoạt động chính của dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn (vốn tài trợ, vốn đối ứng, vốn tín dụng nếu có) kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể, cơ sở, căn cứ tính toán. Bộ sẽ không bố trí vốn đối ứng và thông báo vốn viện trợ cho các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài trong năm 2017 nếu Chủ dự án không lập kế hoạch tài chính của dự án.
g) Đối với các đơn vị dự toán cấp II thuộc Bộ
Có trách nhiệm tổng hợp, lập dự toán của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc gửi về Bộ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và phân cấp của Bộ. Dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp II phải chi tiết theo từng đơn vị sử dụng ngân sách.
2.3. Dự toán chi đầu tư công
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 cho các dự án phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2015, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 trình cấp có thẩm quyền;
- Phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 cho từng dự án phải phù hợp và không được vượt quá dự kiến kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đã trình cấp có thẩm quyền, trừ đi số vốn đã bố trí trong kế hoạch năm 2016, 2017;
- Phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2018;
- Trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình thực hiện việc phân bổ vốn phải đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Ưu tiên bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước; thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản;
+ Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;
+ Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
+ Dự án khởi công mới có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
Bộ yêu cầu đơn vị đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tài chính hiện hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách (trước ngày 10 tháng 7 năm 2017), đồng thời dự kiến kinh phí đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách mới gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính, đối với các đơn vị có tài khoản riêng) hoặc gửi về Văn phòng Bộ (đối với đơn vị không có tài khoản riêng) để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
IV. VỀ BIỂU MẪU VÀ THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO
1. Các đơn vị dự toán ngân sách lập dự toán thu, ngân sách theo mẫu biểu số 05 đến mẫu biểu số 15; lập dự toán chi đầu tư phát triển theo mẫu biểu số 23 đến mẫu biểu số 26 kèm theo Công văn này.
2. Thời gian gửi Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 về Bộ chậm nhất ngày 10 tháng 7 năm 2017. Khi gửi, đề nghị đơn vị đồng thời gửi về địa chỉ thư điện tử: ptphuong@moj.gov.vn.
Sau thời hạn nêu trên, nếu Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính) không nhận được dự toán của đơn vị thì dự toán ngân sách năm 2018, Bộ chỉ bố trí kinh phí chi thường xuyên theo định mức Bộ quy định năm 2017.
Đối với các đơn vị dự toán có số thu, chi lớn, Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính) sẽ làm việc trực tiếp với đơn vị để thống nhất trước khi tổng hợp, lập dự toán ngân sách chung của toàn Ngành gửi các Bộ, ngành có liên quan. Lịch làm việc cụ thể, Bộ sẽ thông báo sau.
Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Bộ sẽ hướng dẫn bổ sung những điểm mới.
Bộ thông báo cho đơn vị biết và khẩn trương tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.