BỘ NỘI
VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2160/BTĐKT-V.II |
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Các bộ, ban, ngành, đoàn thể
trung ương; |
Để công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng trình Thủ tướng Chính phủ đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị khi lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định khen thưởng và xét, trình Chủ tịch nước quyết định khen thưởng, các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết tắt là các bộ, ngành, tỉnh) chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ nội dung như sau:
I. TỜ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1. Tờ trình của bộ, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý của việc đề nghị khen thưởng, cụ thể:
a) Cần báo cáo rõ về việc có đáp ứng quy định hiện hành về hồ sơ, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn của các tập thể, cá nhân trình khen thưởng; nêu rõ nội dung chưa đáp ứng quy định pháp luật (nếu có).
b) Nội dung đề nghị khen thưởng phải phù hợp với thành tích của tập thể, cá nhân đạt được; câu thành tích khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng.
2. Để thuận tiện cho việc đối chiếu, lưu trữ và tra cứu, đề nghị nên lập riêng các tờ trình đề nghị khen thưởng đối với:
a) Theo từng loại hình khen thưởng: Theo công trạng và thành tích đạt được; theo đợt (hoặc chuyên đề); đột xuất; quá trình cống hiến; theo niên hạn; đối ngoại.
b) Khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh; Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước.
c) Không gộp chung thẩm quyền quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước với Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ trong một Tờ trình.
d) Chế độ mật riêng, chế độ không mật riêng.
3. Trường hợp đề nghị khen thưởng áp dụng theo thủ tục đơn giản cũng phải nêu rõ trong tờ trình.
1. Tuyến trình cụ thể đối với các bộ, ngành, tỉnh thực hiện theo Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ;CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Để việc khen thưởng không bị trùng lặp về thành tích, đối tượng, đảm bảo tuyến trình và thẩm quyền của cấp đề nghị khen thưởng các bộ, ngành, tỉnh không đề nghị đối với các tập thể, cá nhân không thuộc phạm vi quản lý theo đúng khoản 1 Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định: "Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý”.
III. VỀ KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO THI ĐUA THEO ĐỢT (CHUYÊN ĐỀ)
1. Khen thưởng theo chuyên đề cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong các phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Không đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương) cho tập thể, cá nhân không do bộ, ngành quản lý chuyên môn theo ngành dọc.
1. Báo cáo thành tích thực hiện theo các mẫu quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP. Không dùng mẫu báo cáo thành tích loại hình khen thưởng này thay thế bằng báo cáo thành tích loại hình khen thưởng khác.
2. Báo cáo thành tích khen thưởng quá trình cống hiến của cá nhân đã hy sinh, từ trần phải do cơ quan quản lý trực tiếp cá nhân trước khi hy sinh, từ trần lập và đề nghị.
3. Xác nhận báo cáo thành tích của cấp trình khen thưởng thực hiện theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
4. Những kết quả đánh giá, xếp loại, công nhận, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng...của tập thể, cá nhân thể hiện trong báo cáo phải có số/ngày, tháng, năm của quyết định; số/ngày, tháng, năm của văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền.
5. Trường hợp khen thưởng về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế phải có quyết định nghiệm thu, công nhận của cấp có thẩm quyền và các tài liệu chứng minh việc áp dụng đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.
V. VỀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Quy định của nhiều bộ, ngành, tỉnh có phân biệt sáng kiến cấp cơ sở, sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh và sáng kiến cấp toàn quốc.
Tuy nhiên, qua đối chiếu với quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP , những văn bản này không quy định về các cấp sáng kiến, mà chỉ quy định các cơ sở (nơi) tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến. Do đó, việc bộ, ngành, tỉnh quy định về các cấp sáng kiến, từ đó quy định về thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh và sáng kiến cấp toàn quốc như đã thực hiện thời gian qua là không có cơ sở pháp lý.
Do vậy, đề nghị các bộ, ngành, tỉnh thực hiện theo đúng các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết, cụ thể:
1. Công nhận sáng kiến
a) Sáng kiến được công nhận theo quy định của Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP .
b) Việc xét, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản quy định chi tiết, cụ thể:
Đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua các cấp và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng là đề tài khoa học đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền nghiệm thu mức đạt trở lên.
Đối tượng được công nhận có đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng là Chủ nhiệm đề tài và người trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài.
Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.
2. Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Thông tư số 12/2019/TT-BNV cụ thể như sau:
a) Thẩm quyền công nhận
Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.
b) Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong bộ, ngành, tỉnh và toàn quốc
- Việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do người đứng đầu bộ, ngành, tỉnh xem xét, công nhận. Đề nghị người đứng đầu bộ, ngành, tỉnh không công nhận sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh và sáng kiến cấp toàn quốc.
- Việc công nhận mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phạm vi ảnh hưởng do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.
1. Thủ tục, hồ sơ thực hiện theo quy định tại các khoản 4, khoản 7, khoản 10 Điều 45 và Điều 52, 53, 54, 57 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Lưu ý: Thời gian qua, nhiều hồ sơ của bộ, ngành, tỉnh khi trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị khen thưởng còn thiếu ý kiến bằng văn bản của cấp ủy Đảng đối với cá nhân thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc trung ương, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn quản lý. Do vậy, đề nghị các bộ, ngành, tỉnh thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến nhân dân trước khi họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV và phải có tài liệu minh chứng cho việc này được thể hiện trong hồ sơ đề nghị khen thưởng.
3. Thời gian Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Thời điểm trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm có quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương. Hồ sơ gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chậm nhất ngày 31 tháng 10 hàng năm;
b) Hồ sơ trình Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. Hệ thống giáo dục đào tạo trình trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;
c) Hồ sơ trình khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 hàng năm (trừ trường hợp khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến và khen thưởng đối ngoại). Hệ thống giáo dục đào tạo trình trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
d) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” gửi, đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương bắt đầu từ ngày 05 tháng 01 và kết thúc vào ngày 28 tháng 02 của năm tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng họp xét khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 12/2019/TT-BNV, khi xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải bỏ phiếu, không biểu quyết.
5. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Không đưa vào hồ sơ các văn bản, tài liệu không hợp lệ thay cho biên bản họp Hội đồng như: Trích biên bản; Biên bản tổng hợp lấy ý kiến thành viên Hội đồng, Biên bản tổng hợp ý kiến xét duyệt của Hội đồng (không họp mà gửi văn bản cho tất cả thành viên Hội đồng lấy ý kiến)...vv.
6. Đối với khen thưởng đột xuất trong những trường hợp đặc biệt để phục vụ nhiệm vụ chính trị, phải có đề án, dự án, kế hoạch được phê duyệt đồng ý của lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Cơ quan được giao thường trực phục vụ nhiệm vụ đó có trách nhiệm xây dựng hướng dẫn xét khen thưởng về tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện chi tiết cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đó (sau khi đã thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) và tổng hợp, lựa chọn các trường hợp tiêu biểu xuất sắc để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
7. Các tài liệu minh chứng trong hồ sơ đề nghị khen thưởng phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện để đảm bảo đúng các quy định hiện hành.
(Văn bản này thay thế văn bản số 1596/BTĐKT-VII ngày 06/7/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
Trân trọng./.
|
TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.