BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2155/BGDĐT-KHTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, để chuẩn bị xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở/ngành liên quan xây dựng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch ngân sách tài chính 3 năm 2023-2025 để phục vụ cho việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển giáo dục toàn ngành1 tại Đề cương gửi kèm theo.
Báo cáo kèm theo biểu mẫu của Quý Ủy ban đề nghị gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch - Tài chính, số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và file báo cáo qua email: vukhtc@moet.gov.vn) trước ngày 30/6/2022 để tổng hợp báo cáo kế hoạch toàn ngành được kịp thời theo quy định.
Trân trọng./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
BÁO
CÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TOÀN NGÀNH NĂM
2023 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2023-2025
(Kèm theo công văn số 2155/BGDĐT-KHTC ngày 24 tháng 5 năm 2022 của Bộ GDĐT)
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022
1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và ước thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 của địa phương có ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn lực thực hiện (thuận lợi, khó khăn; cân đối thu, chi ngân sách, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trên tổng chi ngân sách địa phương; tình hình bố trí ngân sách để thực hiện các dự án lớn của ngành, địa phương,...). Trong đó đặc biệt lưu ý đánh giá về tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong năm học 2021-2022; tình hình tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 27/4/2022 về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
- Phân tích, đánh giá, nhận định những thuận lợi, khó khăn, thách thức; tác động của kinh tế - xã hội đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển giáo dục, đào tạo của địa phương.
2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:
- Đánh giá chung tình hình thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với những nhiệm vụ thuộc giáo dục đào tạo2;
- Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục, đào tạo; đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2021-2022 (các chỉ tiêu đã thực hiện tăng/giảm so với năm học trước (2010-2021 và so với kế hoạch năm 2022-2023 đã đề ra; chỉ tiêu đặc thù do Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2021-2022 (theo Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch vụ Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo)
2.2.1. Đối với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022: đề nghị đánh giá tình hình thực hiện từng nhiệm vụ tại Chỉ thị năm học theo các mục (i) kết quả thực hiện; (ii) hạn chế, tồn tại, khó khăn; (iii) kiến nghị và đề xuất.
2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với giáo viên, giảng viên cán bộ quản lý giáo dục; đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục; chính sách tài chính giáo dục và đào tạo: Phân bổ ngân sách, đào tạo giáo viên, đặt hàng giao nhiệm vụ...; chính sách đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập; hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đánh giá về tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu; đánh giá về sắp xếp, dồn ghép các cơ giáo dục trên địa bàn; việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho các cơ sở giáo dục,...
2.2.3. Tình hình thực hiện Nghị quyết 35/2019/NQ-CP và công tác xã hội hóa giáo dục (kết quả huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển Giáo dục và đào tạo; khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị): Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục; Thực hiện việc bố trí quỹ đất dành cho giáo dục; các giải pháp hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục; kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam kết chất lượng.
3. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, ước thực hiện năm 2022
3.1. Đánh giá thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp
Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu năm 2021, ước thực hiện năm 2022, trong đó chi tiết các nguồn thu từ học phí; thu từ lệ phí; thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cho thuê tài sản, liên doanh liên kết, thu sự nghiệp khác. Đồng thời phân tích các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kiến nghị đề xuất giải pháp tháo gỡ (đi từ văn bản quy phạm pháp luật, đến công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện...).
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách giáo dục và đào tạo tại địa phương
- Báo cáo tổng quan tình hình lập dự toán, phân bổ, quản lý sử dụng, giải ngân tổng số chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo tại địa phương, trong đó chi tiết số chi thường xuyên và số chi đầu tư cho giáo dục và đào tạo (đánh giá số thực hiện 2020, 2021 và ước thực hiện 2022).
- Phân tích đánh giá tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục tại các các địa phương theo tiêu chí dân số dân số trong độ tuổi đến trường; quy định tại Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 (Quyết định số 30), tồn tại bất cập, đề xuất kiến nghị sửa đổi.
- Phân tích đánh giá chi tiết chi ngân sách giáo dục, đào tạo cho từng cấp học giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao đẳng đại học (đánh giá số thực hiện 2020, 2021 và ước thực hiện 2022)
- Phân tích đánh giá tỷ trọng chi ngân sách chi giáo dục và đào tạo trên tổng chi ngân sách của địa phương (số thực hiện các năm 2020, 2021 và ước thực hiện 2022);
- Phân tích đánh giá tỷ lệ chi ngân sách giáo dục của địa phương bình quân trên 1 học sinh, sinh viên theo từng cấp bậc học (số thực hiện các năm 2020, 2021 và ước thực hiện 2022);
- Nêu khó khăn vướng mắc, tồn tại bất cập trong việc lập dự toán, phân bổ, quản lý sử dụng, giải ngân kinh phí chi cho giáo dục tại địa phương, đã bố trí đủ nhu cầu chi cho giáo dục chưa, nguyên nhân chưa bố trí đủ; đề xuất kiến nghị giải pháp tháo gỡ (từ văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức triển khai thực hiện).
3.3. Đánh giá thực hiện chi ngân sách thường xuyên cho GDĐT, trong đó đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:
- Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục trên tổng số chi ngân sách của địa phương)
- Số liệu và đánh giá về định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/ 1 học sinh, sinh viên công lập (định mức chi ngân sách giáo dục/1 trẻ em, học sinh theo bậc học, sinh viên công lập theo khối ngành); tỷ lệ chi giảng dạy học tập so với tổng chi sự nghiệp giáo dục theo quy định tại các Quyết định số 30 (năm 2020,2021), Quyết định số 30 (năm 2022), nêu cụ thể số liệu tại Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, số thực hiện năm 2021 và ước thực hiện 2022.
- Số liệu và đánh giá tỷ lệ chi lương và các khoản đóng góp theo lương, chi hoạt động chuyên môn đạt/không đạt tỷ lệ 82/18 quy định tại Quyết định số 46 (năm 2020,2021), tỷ lệ 81/19 quy định tại Quyết định số 30 (năm 2022); nêu rõ nguyên nhân không đạt và đề xuất kiến nghị giải pháp để đảm bảo tỷ lệ nêu trên.
- Đánh giá việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (tình hình triển khai, thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung chính sách hiện hành).
3.3.1. Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo về số đối tượng thụ hưởng và kinh phí chi trả gồm:
Công tác triển khai, thực hiện các chính sách đối với cơ sở GDMN, trẻ em mầm non, giáo viên, nhân viên mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP (gồm: chính sách đối với giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt; chính sách đối với giáo viên làm việc tại cơ sở GDMN dân lập/tư thục; hỗ trợ cơ sở GDMN tổ chức nấu ăn cho trẻ; hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo; trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp...); thực hiện chế độ tài chính đối với học sinh dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; chính sách hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 của Chính phủ; chính sách dành cho người học theo chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; và các chính sách đặc thù liên quan đến người học khác thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương. Trong đó lưu ý: mức học bổng chính sách học sinh dân tộc nội trú theo 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; mức học bổng học sinh chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP được quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
3.3.2. Về kết quả thực hiện các chương trình, dự án năm 2021
- Đánh giá tổng hợp kết quả chi đầu tư cho giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách của địa phương năm 2022 (chi tiết theo biểu đính kèm)
- Đánh giá tình hình thực hiện, thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ Chính phủ giao tại địa phương, như Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 được TTCP phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 (Đề án 89); Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2080/QĐ-TT ngày 22/12/2017 (Đề án NNQG); Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLCSGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg (Đề án 732); Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GD mầm non GĐ 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (QĐ 33/QĐ-TTg); Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (Đề án 1436); Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (Đề án 117); Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 (Đề án 1373); Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 (Đề án 1677); Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1665); Các Chương trình mục tiêu mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Các nhiệm vụ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN như triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; các chương trình, dự án ODA mà địa phương được thụ hưởng, các chương trình/dự án/phi dự án vốn viện trợ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách trung ương/ngân sách địa phương, ...);
- Đánh giá, làm rõ mức độ đạt, chưa đạt các chỉ tiêu/mục tiêu nội dung nhiệm vụ; Đánh giá tình hình huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình GDPT 2018, những mặt được, chưa được, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và các nguyên nhân; Đánh giá những kết quả nổi bật, hiệu quả, ý nghĩa của các Chương trình, dự án nêu trên; Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng và tiến độ giải ngân vốn đối ứng địa phương (chi tiết theo biểu đính kèm).
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công theo Luật đầu tư công; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn địa phương (khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học) (chi tiết theo biểu đính kèm).
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, tăng cường cơ sở vật chất sử dụng kinh phí sự nghiệp tại địa phương (tiến độ, kết quả, khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học) (chi tiết theo biểu đính kèm).
3.4. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, quản lý điều hành các dự án (thống kê chi tiết theo biểu đính kèm).
4. Đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đối với giáo dục, đào tạo tại địa phương.
1. Căn cứ, định hướng và yêu cầu xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
- Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
- Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện thực tế, địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
- Căn cứ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương năm 2022, địa phương triển khai xây dựng kế hoạch năm 2023 cần đảm bảo tính bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
2. Định hướng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo năm 2023.
Năm 2023, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng và là năm thứ ba triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) và Chiến lược phát triển phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Nghị quyết XIII của Đảng, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Ngành giáo dục tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trọng tâm là hiện đại hóa, đa dạng hóa phương thức giáo dục và đào tạo theo hướng mở hướng tới phát triển toàn diện người học theo hướng phát huy phẩm chất đạo đức, năng lực, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế, có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thu hút và trọng dụng nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; triển khai đồng bộ và hiệu quả quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đồng thời với thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục
3. Yêu cầu đối với xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục năm 2023
- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển giáo dục, đào tạo được đưa ra tại các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và năm 2023, các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành và thực hiện kế hoạch hằng năm;
- Bám sát các định hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo phải đảm bảo tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
- Thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Kế hoạch của địa phương được phê duyệt vào quá trình xây dựng báo cáo kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương năm 2023 của các địa phương.
4. Nội dung xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm 2023
4.1. Trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu của địa phương đặt ra trong kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2023 và kế hoạch 5 năm 2021-2025:
- Lựa chọn các mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch và sắp xếp theo thứ tự các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch;
- Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp theo từng nội dung (chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chất lượng,...);
- Các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu đầu ra, chỉ tiêu kết quả và theo nguyên tắc bảo đảm khả thi, thực hiện được.
4.2. Xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của địa phương, của ngành giáo dục năm học 2022-2023. Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ chủ yếu đề ra, các địa phương cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách để thực hiện thành công kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm 2023.
4.3. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025
4.3.1. Xây dựng Kế hoạch dự toán ngân sách 2023
Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm học 2022-2023 và các định mức, chế độ, chính sách hiện hành; sở giáo dục và đào tạo chủ trì hướng dẫn xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi NSNN (bao gồm cả chi đầu tư phát triển) cho giáo dục và đào tạo các đơn vị trực thuộc và toàn tỉnh/thành phố, trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong đó cần lưu ý một số nội dung khi xây dựng dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025 như sau:
a) Xây dựng dự toán thu: Đối với khoản thu học phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định. Báo cáo thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng về tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương trong thời gian qua, các địa phương thực hiện việc giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 ổn định, không tăng so với năm học 2020-2021.
b) Đối với dự toán chi: Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Trong đó chi thường xuyên bao gồm chi thường xuyên cho các cơ sở, đơn vị sự nghiệp giáo dục-đào tạo; chi các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ đặc thù cho giáo dục; chi chuyên môn; chi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ triển khai Chương trình phổ thông mới; chi thực hiện chính sách cho người học (chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; chi phí hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt phí theo NĐ 116/2020/NĐ-CP ; chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực trong năm 2023, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán) và kinh phí từ nguồn vốn chi thường xuyên để hỗ trợ mua sắm thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ để triển khai Chương trình GDPT phổ thông 2018,...
Lưu ý: Kinh phí thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm: Các địa phương cần xây dựng dự toán chi căn cứ vào: (i) kế hoạch rà soát nhu cầu đào tạo giáo viên hàng năm và thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hàng năm với cơ sở đào tạo giáo viên (ưu tiên sử dụng hình thức đặt hàng/giao nhiệm vụ với cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc hoặc không trực thuộc, hình thức đấu thầu chỉ sử dụng đối với ngành đào tạo chất lượng cao); (ii) mức hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên và hỗ trợ chi phí sinh hoạt là 3,63 triệu đồng/sinh viên/tháng và (iii) thời gian hưởng tối đa không quá 10 tháng/năm học.
- Đối với chi đầu tư:
Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng những vấn đề cần giải quyết của ngành giáo dục trong giai đoạn 2021-2025 để xác định, đề xuất nhu cầu một cách phù hợp vào các nội dung của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư (chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025); rà soát cân đối các nguồn lực tổng thể để đề xuất vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương, kế hoạch ngân sách hằng năm và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó xây dựng dự toán kinh phí nhu cầu để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện đổi mới CT, SGK GDPT theo lộ trình cho năm 2023 (Chi tiết theo từng nguồn lực (NSTW, NSĐP,...) để giải quyết nhu cầu cấp bách về trang thiết bị dạy học tối thiểu, sửa chữa cơ sở vật chất xuống cấp nhằm triển khai kịp thời Chương trình phổ thông mới), (Chi tiết theo biểu đính kèm).
4.3.2. Lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025
Thực hiện đúng Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.
4.4. Kế hoạch huy động nguồn lực ngoài ngân sách: Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/2019/NQ-CP và công tác xã hội hóa giáo dục (giải pháp thúc đẩy xã hội hóa giáo dục và thu hút nguồn lực, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa trong giáo dục).
Các kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương (nếu có).
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2023
(Kèm theo công văn số 2155/BGDĐT-KHTC ngày 24 tháng 5 năm 2022)
TT |
TIÊU CHÍ |
Đơn vị tính |
TH 2021 |
ƯỚC TH 2022 |
KH 2023 |
SO SÁNH (%) |
|
2022/2021 |
2023/2022 |
||||||
I |
Giáo dục Mầm non |
||||||
|
Tổng số trường |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Công lập |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Ngoài công lập |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Chia ra: |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Nhà trẻ |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Trường Mẫu giáo |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường được kiểm định chất lượng giáo dục |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường đạt chuẩn quốc gia |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia/tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
- Trường Mầm non |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường được kiểm định chất lượng giáo dục |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường đạt chuẩn quốc gia |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia/tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập |
Nhóm |
|
|
|
|
|
1 |
Nhà trẻ |
||||||
|
Số nhóm |
Nhóm |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
Nhóm |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Nhóm |
|
|
|
|
|
|
Số trẻ em nhà trẻ |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Trẻ em/nhóm |
Trẻ/Nh |
|
|
|
x |
x |
|
Số giáo viên nhà trẻ |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Giáo viên/nhóm |
GV/Nh |
|
|
|
x |
x |
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số phòng học |
Phòng |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Phòng học kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học Bán kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học tạm |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
Trẻ em/giáo viên |
Trẻ/GV |
|
|
|
x |
x |
|
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên |
GV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ GV đạt chuẩn trở lên |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Dân số 0-2 tuổi |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi |
% |
|
|
|
x |
x |
2 |
Mẫu giáo |
||||||
|
Số lớp |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
Số trẻ em mẫu giáo |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Trẻ em/lớp |
Trẻ/lớp |
|
|
|
x |
x |
|
Số Giáo viên mẫu giáo |
GV |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số phòng học |
Phòng |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Phòng học kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học Bán kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học tạm |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
Các tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên/lớp |
GV/Lớp |
|
|
|
x |
x |
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
x |
x |
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
x |
x |
|
Trẻ em/giáo viên |
Trẻ /GV |
|
|
|
x |
x |
|
Số giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn trở lên |
GV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ GV đạt chuẩn trở lên |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Dân số 5 tuổi |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi học mẫu giáo |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Dân số từ 3-5 tuổi |
Trẻ |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ (3-5 tuổi) |
% |
|
|
|
x |
x |
II |
Giáo dục Phổ thông |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tiểu học |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Số trường |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số điểm trường lẻ |
điểm |
|
|
|
|
|
|
Số trường PTDTBT |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường được kiểm định chất lượng giáo dục |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường đạt chuẩn |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường đạt chuẩn |
% |
|
|
|
x |
x |
1.2 |
Số phòng học |
Phòng |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Phòng học kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học Bán kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học tạm |
Phòng |
|
|
|
|
|
1.3 |
Số Giáo viên |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số Giáo viên đạt chuẩn trở lên |
GV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên |
% |
|
|
|
x |
x |
1.4 |
Số học sinh |
HS |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh từ 6 - 10 tuổi |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh PTDTBT |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số trẻ em ngoài nhà trường |
Trẻ |
|
|
|
|
|
1.5 |
Số lớp |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
1.6 |
Các tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
Học sinh/lớp |
HS/L |
|
|
|
x |
x |
|
Giáo viên/lớp |
GV/L |
|
|
|
x |
x |
|
Học sinh/giáo viên |
HS/GV |
|
|
|
x |
x |
|
Dân số trong độ tuổi 6-10 |
Người |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động đúng độ tuổi |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ lên lớp |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh lưu ban năm học(1) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ lưu ban |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh bỏ học năm học(2) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ bỏ học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường |
% |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ hoàn thành cấp học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh lớp 5 |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học |
% |
|
|
|
x |
x |
2 |
Trung học cơ sở |
||||||
2.1 |
Số trường |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số điểm trường lẻ |
điểm |
|
|
|
|
|
|
Số trường PTDTBT |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường PTDTNT |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường được kiểm định chất lượng giáo dục |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường THCS đạt chuẩn |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn |
% |
|
|
|
x |
x |
2.2 |
Số phòng học |
Phòng |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Phòng học kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học Bán kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học tạm |
Phòng |
|
|
|
|
|
2.3 |
Số giáo viên |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên |
GV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên |
% |
|
|
|
x |
x |
2.4 |
Số học sinh |
HS |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh từ 11-14 tuổi |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh PTDTBT |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh PTDTNT |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số trẻ em ngoài nhà trường |
Trẻ |
|
|
|
|
|
2.5 |
Số lớp |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
2.6 |
Các tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
Học sinh/lớp |
HS/Lớp |
|
|
|
x |
x |
|
Giáo viên/lớp |
GV/Lớp |
|
|
|
x |
x |
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Học sinh/giáo viên |
HS.GV |
|
|
|
x |
x |
|
Dân số trong độ tuổi 11-14 |
Người |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động đúng độ tuổi |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ lên lớp |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh lưu ban năm học(1) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ lưu ban |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh bỏ học năm học(2) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ bỏ học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường |
% |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ hoàn thành cấp học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ chuyển cấp |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh dự xét tốt nghiệp |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh tốt nghiệp |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ tốt nghiệp |
% |
|
|
|
x |
x |
3 |
Trung học phổ thông |
||||||
3.1 |
Số trường |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường PTDTNT |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường chuyên |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Số trường được kiểm định chất lượng giáo dục |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường THPT đạt chuẩn quốc gia |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia/tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
3.2 |
Số phòng học |
Phòng |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Phòng học kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học Bán kiên cố |
Phòng |
|
|
|
|
|
|
- Phòng học tạm |
Phòng |
|
|
|
|
|
3.3 |
Số giáo viên |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên |
GV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên |
% |
|
|
|
x |
x |
3.4 |
Số học sinh |
HS |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh từ 15-17 tuổi |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh PTDTNT |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh chuyên |
HS |
|
|
|
|
|
3.5 |
Số lớp |
Lớp |
|
|
|
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
3.6 |
Các tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
Học sinh/lớp |
HS/lớp |
|
|
|
x |
x |
|
Giáo viên/lớp |
GV/Lớp |
|
|
|
x |
x |
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
Học sinh/giáo viên |
HS/GV |
|
|
|
x |
x |
|
Dân số trong độ tuổi 15-17 |
Người |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ huy động đúng độ tuổi |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ lên lớp |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh lưu ban năm học(1) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ lưu ban |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh bỏ học năm học(2) |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ bỏ học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường |
% |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ hoàn thành cấp học |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Tỷ lệ chuyển cấp |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số học sinh dự thi tốt nghiệp |
HS |
|
|
|
|
|
|
Số học sinh tốt nghiệp |
HS |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ tốt nghiệp |
% |
|
|
|
x |
x |
III |
Giáo dục thường xuyên |
||||||
|
Số trung tâm GDTX cấp tỉnh, huyện |
Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
Số trung tâm HTCĐ |
Trung tâm |
|
|
|
|
|
|
Số học viên GD thường xuyên |
Học viên |
|
|
|
|
|
|
Người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 |
Người |
|
|
|
|
|
|
Người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 |
Người |
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ giáo viên trung tâm GDTX,KTTH-HN |
GV |
|
|
|
|
|
IV |
Giáo dục đại học và đào tạo sư phạm |
||||||
1 |
Cao đẳng sư phạm |
||||||
1.1 |
Số trường có đào tạo giáo viên |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ NCL/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số trường được kiểm định |
Trường |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trường kiểm định/ tổng số trường |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số chương trình được kiểm định |
CT |
|
|
|
|
|
1.2 |
Số sinh viên sư phạm chính quy |
SV |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
SV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
SV |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ NCL/tổng số SV |
% |
|
|
|
x |
x |
1.3 |
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ hành chính, nhân viên |
người |
|
|
|
|
|
|
Số lượng CBQL (Hiệu trưởng, PHT, Cán bộ phòng, Khoa...) |
người |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ CBQL/Tổng số |
% |
|
|
|
x |
x |
|
Số lượng cán bộ hành chính, nhân viên |
người |
|
|
|
|
|
|
Tổng số giáo viên |
GV |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
GV |
|
|
|
|
|
|
- Ngoài công lập |
GV |
|
|
|
|
|
2 |
Đại học |
||||||
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
|
|
|
x |
x |
2.1 |
Số cơ sở giáo dục đại học |
Trường |
0 |
0 |
0 |
|
|
|
- Công lập |
Trường |
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.