BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2104/BCT-KHCN |
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2010 |
Kính gửi: |
- Bộ Tài nguyên và
Môi trường; |
Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Đề án) và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện.
Thực hiện trách nhiệm được giao, Bộ Công Thương hướng dẫn các đơn vị đề xuất nội dung năm 2011 như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo trách nhiệm được giao tại Quyết định số 1030/QĐ-TTg ; trước ngày 15 tháng 12 gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ đăng ký đề nghị gửi về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 4 năm 2010 (qua Văn phòng giúp việc Ban điều hành Đề án – Vụ Khoa học và Công nghệ), số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Tel: 04 22202312, email: diepdx@moit.gov.vn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
ĐỊNH
HƯỚNG NỘI DUNG “CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG” THUỘC ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”
(kèm theo Công văn số 2104/BCT-KHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010)
Nội dung các đề xuất thực hiện dự án thành phần "Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường" thuộc Đề án "Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" cần tập trung vào 03 lĩnh vực của ngành công nghiệp môi trường được xác định tại Đề án, bao gồm:
1.1. Lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến chế tạo thiết bị và sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường
- Thiết bị và sản phẩm xử lý chất thải: các thiết bị và nguyên liệu, hoá chất và chủng vi sinh sử dụng trong công nghệ xử lý chất thải, làm sạch môi trường;
- Công nghệ thông tin chuyên ngành: các phần mềm dự báo phân tích đánh giá môi trường, các phần mềm tự động hoá trong công nghệ quan trắc, cập nhật thông tin tự động, cơ sở dữ liệu, bản đồ số hoá...;
- Thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm: các thiết bị đo, kit thử nhanh dùng phát hiện các chất nguy hại có trong môi trường, thiết bị tự động đo và quan trắc các chỉ số môi trường ...;
- Thiết bị xử lý chất thải: công nghệ, thiết bị dùng để xử lý chất thải, tái chế chất thải, làm sạch môi trường;
- Công nghệ hạn chế ô nhiễm: công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu và công nghệ sử dụng nguyên liệu mới không có chất thải hoặc ít chất thải.
1.2. Lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan tới phục vụ phát triển các dịch vụ môi trường
- Phân tích và quan trắc môi trường: bao gồm lấy mẫu, phân tích, các cơ sở dữ liệu thông tin liên quan;
- Quản lý nước thải: thu gom, vận chuyển, xử lý, cung cấp, chế tạo thiết bị và xây lắp công trình nước thải;
- Quản lý chất thải rắn: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và cung cấp/chế tạo thiết bị và xây lắp công trình;
- Quản lý khí thải: kiểm soát, giảm thiểu, xử lý tại nguồn, chế tạo, cung cấp thiết bị công nghệ và xây lắp công trình;
- Quản lý ô nhiễm khác: ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, phóng xạ và sự cố môi trường (tràn dầu, hoá chất…);
- Quản lý chất thải nguy hại: kiểm soát, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Dịch vụ tư vấn và thiết kế môi trường: Đánh giá tác động môi trường; Nghiên cứu R&D và chuyển giao công nghệ; Phân tích thí nghiệm; Đào tạo nhân lực; Công nhận chứng nhận (ISO 14000, EMS, nhãn môi trường ...); Thiết kế môi trường.
1.3. Lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan tới việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phục hồi môi trường
- Phục hồi tài nguyên: các hoạt động khôi phục các vùng đất vùng nước bị ô nhiễm, các mỏ khoáng sản sau khai thác, các thảm thực vật, phát triển các vùng sinh thái, đa dạng sinh học (khu sinh thái, du lịch sinh thái, đô thị sinh thái...);
- Năng lượng mới và năng lượng thay thế: năng lượng gió, mặt trời địa nhiệt, hydro, các dạng năng lượng thay thế ít chất thải (ethanol, Bio-diesel);
- Tái chế chất thải: tái chế giấy, thu hồi kim loại nặng, điện tử,...;
- Cung cấp nước sạch.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.