UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 2101/SXD-KTXD |
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội nhận được các văn bản của Bộ Xây dựng (do Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng ký thừa lệnh Bộ trưởng) về việc hướng dẫn đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD nhóm 2 nhập khẩu: số 674/BXD-VLXD ngày 19/02/2024 (gửi Công ty TNHH Kiến trúc MILAN), số 975/BXD-VLXD ngày 07/3/2024 (gửi Công ty TNHH Thương mại quốc tế Đức Minh), số 976/BXD-VLXD ngày 07/3/2024 (gửi Công ty Cổ phần EUROWINDOW), trong đó có nội dung hướng dẫn các doanh nghiệp nêu trên: "liên hệ với Sở Xây dựng tại nơi nhập khẩu (nơi làm thủ tục hải quan) sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng để nộp hồ sơ và được hướng dẫn về đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu". Sau khi nghiên cứu các vấn đề liên quan, Sở Xây dựng trân trọng báo cáo Bộ Xây dựng như sau:
- Theo quy định tại điểm a khoản 3.3.1 Mục 3.3 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, người nhập khẩu phải thực hiện: "a) Đăng ký kiểm tra nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu sản phẩm hàng hóa".
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan ngày 23/6/2014:
"1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải."
Như vậy, nơi làm thủ tục hải quan không phải là nơi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng như hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại các văn bản: số 674/BXD-VLXD, số 975/BXD-VLXD và số 976/BXD-VLXD nêu trên.
- Về địa điểm nhập khẩu hàng hóa: qua tham khảo tại Điều 4 Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập có quy định:
"Điều 4. Cửa khẩu nhập
Cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan đối với Danh mục hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm Quyết định này bao gồm:
1. Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập là cảng biển, cảng hàng không nơi hàng hóa được dỡ xuống hoặc cảng biển, cảng hàng không ghi trên vận đơn nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
2. Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập là ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới.
3. Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu nhập khẩu thì cửa khẩu nhập thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương."
- Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:
"Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:
a) Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành:
c) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt".
Theo quy định nêu trên, việc điều chỉnh nội dung văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên hoặc cùng cấp (cơ quan đã ban hành văn bản). Vì vậy, để có cơ sở triển khai thực hiện việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu tại địa phương nơi nhập khẩu, Sở Xây dựng Hà Nội kính đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn đối với trường hợp: người nhập khẩu phải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3.3.1 Mục 3.3 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD: "a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu sản phẩm hàng hóa".
Sở Xây dựng Hà Nội trân trọng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng để có cơ sở hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo quy định./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.