BỘ THÔNG TIN
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/BTTTT-CNTT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Hiệp hội các
nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA); |
Đồng kính gửi: |
- Bộ Công Thương; |
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã nhận được các kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam và Công ty TNHH Yokogawa Việt Nam liên quan đến Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ban hành Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi nghiên cứu, xem xét, Bộ TTTT có một số ý kiến như sau:
Hiện nay, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành sản xuất và mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Sản phẩm CNTT là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất, trong đó có cả ngành sản xuất ô tô, xe máy. Danh mục các sản phẩm CNTT đã được quy định rõ tại Hiệp định về công nghệ thông ITA của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy sản xuất các sản phẩm CNTT. Đồng thời cũng đang hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp có hoạt động liên quan. Trong bối cảnh đó, việc làm rõ các sản phẩm thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông là rất cần thiết.
Trên cơ sở thực tiễn nêu trên và căn cứ theo các quy định pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ban hành Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT là nhằm đáp ứng yêu cầu này, đồng thời để làm sở cứ cho việc xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển các sản phẩm lĩnh vực thông tin và truyền thông theo chủ trương của Đảng và định hướng của Nhà nước đối với việc phát triển ngành thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, Thông tư này còn làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân tra cứu, áp dụng các quy định pháp luật khác như: đầu tư, kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu,... liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT chỉ ban hành danh mục các hàng hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành thông tin và truyền thông mà không có quy định nào về thủ tục, điều kiện và hình thức quản lý nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng đối với các hàng hóa thuộc danh mục.
Đối với các quy định quản lý về hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm ngành thông tin và truyền thông chỉ có một số loại sản phẩm cần quản lý về điều kiện nhập khẩu và được quy định tại theo các văn bản khác đang có hiệu lực thi hành như: thiết bị thu phát sóng, thiết bị in, ấn phẩm, tem, cụ thể như sau:
1. Đối với các sản phẩm có chức năng thu phát sóng thực hiện theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ TTTT hướng dẫn Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.
2. Đối với các sản phẩm lĩnh vực in, xuất bản thực hiện theo các văn bản sau:
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ Quy định về hoạt động in;
- Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05/5/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay thuộc trách nhiệm của Bộ TTTT) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
3. Đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực bưu chính thực hiện theo Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 07/06/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ. Hiện nay, Bộ TTTT đang xây dựng văn bản sửa đổi, thay thế Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực bưu chính để hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
4. Đối với các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thực hiện theo Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/7/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Hiện nay, Bộ TTTT đang xây dựng văn bản sửa đổi, thay thế Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT để hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
Trên cơ sở các nội dung trên, thì việc áp dụng các quy định về điều kiện nhập khẩu hàng hóa lĩnh vực thông tin và truyền thông không căn cứ theo Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT mà căn cứ theo các quy định cụ thể tại các văn bản trên để tiếp tục thực hiện.
Như vậy, Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT không đưa ra các quy định quản lý mới cũng như đưa thêm các thủ tục khác về xuất nhập khẩu và vì vậy việc thực hiện Thông tư này không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp. Do đó, đề xuất loại trừ một số sản phẩm khỏi Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT của VAMA, VAMM là không cần thiết.
Bộ TTTT trân trọng thông báo để các tổ chức, doanh nghiệp biết và thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng trân trọng đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Bộ Công Thương phối hợp, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các lổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm lĩnh vực thông tin và truyền thông là Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT không phải là căn cứ khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. Việc thực hiện quy định xuất nhập khẩu phải căn cứ theo các văn bản nêu ở các mục 1, 2, 3 và 4 ở trên chứ không phải căn cứ theo Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT.
Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng thông báo và xin cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.