BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196/HTQTCT-HT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017 |
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị
Trả lời Công văn số 620/STP-HCTP ngày 12/10/2016 của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị xin ý kiến hướng dẫn về cách ghi thành phần dân tộc trong giấy tờ hộ tịch, sau khi trao đổi với các cơ quan có liên quan, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:
Từ trước đến nay, thành phần, tên gọi của các dân tộc Việt Nam vẫn theo quy định tại Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê. Để thuận lợi cho công tác quản lý và bảo đảm tính đồng nhất về thành phần dân tộc, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người dân, đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện việc ghi tên gọi dân tộc trong các giấy tờ hộ tịch theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ (tên gọi chính); trường hợp đề nghị xác định dân tộc của trẻ trong nội dung đăng ký khai sinh theo tên gọi khác mà phù hợp với Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ và giấy tờ, hồ sơ cá nhân của cha, mẹ trẻ em (đã ghi dân tộc theo tên gọi khác) thì dân tộc của trẻ em trong Giấy khai sinh được ghi như sau: “tên gọi chính” (‘tên gọi khác”), ví dụ: Ta-ôi (Pa-co) hoặc Ta-ôi (Pa-hi).
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trao đổi để Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị hướng dẫn thực hiện./.
|
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.