BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1803/BGDĐT-KHCNMT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018 |
Kính gửi: |
- Các đại học, trường đại học,
học viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo; |
Thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 12/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 12/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ), Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo), nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 (Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 8/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), định hướng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Căn cứ Công văn số 1618/BTNMT-KH ngày 03/4/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2019.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là các đơn vị) xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2019 như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2017 VÀ NĂM 2018
1. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách, luật pháp về giáo dục bảo vệ môi trường
Các đơn vị đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các Luật, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, tập trung các nội dung sau:
- Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học.
- Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tình hình thực hiện các văn bản hướng dẫn về bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo (công văn số 2035/BGDĐT-KHCNMT ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường) trong đó nhấn mạnh đến công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào trường học; phối hợp với các đơn vị về bảo vệ môi trưởng; tổ chức, bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017 và 2018 danh mục cụ thể các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; số kinh phí đã giải ngân đến thời điểm báo cáo và ước thực hiện (mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1) các đơn vị xây dựng báo cáo đánh giá các hoạt động sau:
- Đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xây dựng tài liệu phục vụ giáo dục bảo vệ môi trường;
+ Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, sinh viên, học sinh, học viên về phương pháp tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình các cấp học và các trình độ đào tạo (số lượng giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, học viên được tập huấn ở địa phương, các cơ sở giáo dục, số lượng tài liệu được cung cấp, số lượng các trường triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường);
+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển xanh và phát triển bền vững (hội thảo, cuộc thi, Chiến dịch tuyên truyền...), các hoạt động xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày Đất ngập nước...
- Đánh giá tác động, đóng góp của việc triển khai các nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển giáo dục và đào tạo của đơn vị và của ngành.
- Kết quả các hoạt động liên quan khác.
- Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế đánh giá tình hình thực hiện và kết quả triển khai các hoạt động quan trắc hiện trạng môi trường của các trung tâm quan trắc môi trường thuộc các đơn vị.
3. Kiến nghị, đề xuất
Các đơn vị kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý và giáo dục bảo vệ môi trường.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2019
1. Định hướng mục tiêu
Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường năm 2019 tập trung vào việc phát triển hệ thống tài liệu, mô hình, giáo dục, băng, đĩa hình, các phương pháp giáo dục... về giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt động tập huấn nhằm nâng cao năng lực giáo dục bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và phát triển bền vững.
2. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
2. 1. Nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục bảo vệ môi trường
- Xây dựng hệ thống tài liệu, băng đĩa hình, mô hình, học liệu, sổ tay hướng dẫn.... về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới;
- Phát triển các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Phát triển phương thức đánh giá và các giải pháp thúc đẩy các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, phục vụ phát triển hệ thống các tài liệu, công cụ và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống tài liệu, băng đĩa hình, mô hình, học liệu, sổ tay hướng dẫn tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển xanh và tiêu dùng bền vững theo định hướng tiêu dùng bền vững...
2.2. Các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ khác
Các nhiệm vụ tập trung vào các nội dung sau:
- Tập huấn về các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển xanh và tiêu dùng bền vững...
- Tập huấn về nội dung, phương pháp và áp dụng các công cụ về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học cho cho giáo viên, giảng viên, sinh viên, học sinh, học viên về giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới và phát triển bền vững.
Ưu tiên các hoạt động tập huấn được phát triển từ các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục bảo vệ môi trường đã được nghiệm thu cấp Bộ và được đánh giá cao, khuyến nghị cần tiếp tục triển khai tập huấn.
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, sáng tác tranh cổ động về bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường: tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn....
3. Yêu cầu
- Danh mục các đề xuất năm 2019 được tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo biểu mẫu hướng dẫn ở Phụ lục 2 kèm theo công văn này (sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, Phụ lục trên Excel).
- Các nhiệm vụ đề xuất phải được tổ chức chủ trì phê duyệt, có thuyết minh nhiệm vụ kèm dự toán kinh phí chi tiết, theo các biểu mẫu hướng dẫn ở Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 kèm theo (sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14).
- Các định mức sử dụng để dự toán được quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành và các văn bản liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo và đề xuất kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường năm 2019 về Bộ trước ngày 5 tháng 6 năm 2018 (theo dấu bưu điện khi nhận) theo địa chỉ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội và gửi bản điện tử theo địa chỉ email: vukhcns@moet.gov.vn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ xem xét các nhiệm vụ thực hiện theo các quy định trên. Việc lựa chọn các nhiệm vụ để đưa vào thực hiện sẽ được triển khai theo phương thức tuyển chọn cạnh tranh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Các nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện trong thời gian 01 năm.
Mọi thông tin xin liên hệ: TS. Nguyễn Kim Dung, chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, điện thoại: 0979729197.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.