ỦY BAN QUỐC GIA
VỀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/UBQGVTE |
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công an; Xây dựng; Giao thông vận
tải; |
Trước tình hình gia tăng các vụ việc tai nạn, thương tích trẻ em thời gian gần đây, Ủy ban quốc gia về trẻ em đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng, chính quyền các cấp triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, cụ thể như sau:
1. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em về bảo đảm môi trường an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đến từng trường học, lớp học, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư; giáo dục, vận động cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình thường xuyên quan tâm, trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ bị tai nạn, thương tích, đặc biệt trong những dịp lễ, Tết, những ngày nghỉ trẻ em không đến trường.
3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn, đặc biệt cho trẻ em, ở các công trình xây dựng, các công trình công cộng, phương tiện giao thông, các địa điểm và thiết bị vui chơi dành cho trẻ em. Chỉ đạo làm rõ, truy cứu trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc tai nạn, thương tích, đặc biệt các trường hợp có trẻ em tử vong.
4. Chỉ đạo các biện pháp xử lý, cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có vụ việc tai nạn, thương tích trẻ em xảy ra. Đồng thời quan tâm hỗ trợ, động viên các gia đình có trẻ em bị tai nạn, thương tích; rà soát, làm rõ nguyên nhân, rút bài học để tạo lập môi trường an toàn, phòng, chống và sẵn sàng ứng phó tai nạn, thương tích cho mọi người, đặc biệt cho trẻ em.
5. Rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, như làm rào chắn, đặt biển cảnh báo, phân công lực lượng cảnh giới. Tiếp tục hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
6. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các cấp, các ngành; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực, phương tiện, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Báo cáo kịp thời nguyên nhân, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa khi xảy ra các vụ việc trẻ em bị tai nạn, thương tích, đặc biệt bị tử vong do tai nạn, thương tích về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Trẻ em) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em và các cơ quan có thẩm quyền./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.