BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1762/BGDĐT-NGCBQLCSGD |
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2016 |
Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ, được thực hiện hằng năm đối với giáo viên và cán bộ quản lý các cấp.
Đối với giáo viên và cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây viết tắt là GDTX), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên GDTX (sau đây gọi tắt là Thông tư số 33). Trong thời gian qua, các cán bộ quản lý trung tâm GDTX được bồi dưỡng thường xuyên cùng với giáo viên theo Thông tư số 33.
Ngày 30/10/2015, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 27). Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 962/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15/3/2016 về việc hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường phổ thông.
Do tình hình thực tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành riêng đối với cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX. Trong thời gian trước mắt, để đảm bảo công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX được thực hiện thống nhất và có sự cập nhật theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, việc bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX (về công tác quản lý, chỉ đạo nội dung giáo dục thường xuyên), được thực hiện theo cách thức vận dụng các qui định tại Thông tư số 27, cụ thể như sau:
a) Nội dung bồi dưỡng:
- Nội dung bồi dưỡng 1: Là các vấn đề đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của GDTX áp dụng trong cả nước, bao gồm các nội dung về đường lối, chính sách phát triển giáo dục và GDTX: yêu cầu về công tác quản lý GDTX do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo từng năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 2: Là các vấn đề đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển của GDTX theo từng thời kỳ của mỗi địa phương bao gồm các nội dung về phát triển GDTX của địa phương: về quản lý việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa: kiến thức giáo dục địa phương: phối hợp với các chương trình, dự án (nếu có) do sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 3: Là nội dung tự chọn để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực quản lý của mỗi cá nhân. Căn cứ các nội dung bồi dưỡng tự chọn của Thông tư số 27 và Thông tư số 33, các cá nhân lựa chọn cho phù hợp theo từng năm học.
b) Tổ chức thực hiện:
Các sở giáo dục và đào tạo vận dụng các quy định tại Thông tư số 27 để chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả và thống nhất trong quá trình triển khai.
c) Một số vấn đề cần lưu ý:
- Các sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo, thực hiện tốt việc đánh giá giám đốc trung tâm GDNN-GDTX (về công tác giáo dục thường xuyên) theo Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX đã ban hành theo Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua đó, lựa chọn các nội dung bồi dưỡng tự chọn cần thiết để phát triển nghề nghiệp cho cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX.
- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX đã phê duyệt hàng năm, với những nội dung bồi dưỡng có liên quan đến nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các giám đốc trung tâm GDNN-GDTX phối hợp với các hiệu trưởng trường phổ thông trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện các chuyên đề chung để các hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất.
- Các sở giáo dục và đào tạo vận dụng các nội dung đã được lưu ý tại Công văn số 962/BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 15/3/2016 về việc hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường phổ thông để hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trung tâm GDNN-GDTX hàng năm, đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất chung.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để phối hợp giải quyết.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.