BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1740/TCHQ-CCHĐH |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trên cơ sở hoạt động hợp tác giữa Tổng cục Hải quan với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) và thực hiện phân công của Bộ Tài chính về việc trả lời các kiến nghị về lĩnh vực hải quan của cộng đồng doanh nghiệp FDI được nêu tại công văn số 77/BKHĐT-ĐTNN ngày 09/3/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị đối thoại và giải đáp các vướng mắc liên quan đến công văn số 77/BKHĐT-ĐTNN vào ngày 13/3/2023.
2. Tổng cục Hải quan chuyển các nội dung vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hải quan đã được giải đáp, trả lời theo yêu cầu của công văn 77/BKHĐT-ĐTNN tại Phụ lục đính kèm.
Tổng cục Hải quan kính chuyển quý Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư biết và tổng hợp.
Trân trọng./.
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BẢNG TỔNG HỢP NỘI
DUNG TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC, Ý KIẾN ĐÓNG GÓP TẠI HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA DIỄN ĐÀN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (VBF) VỚI CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Công văn số 1740/TCHQ-CCHĐH ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Tổng cục
Hải quan)
Stt |
Vấn đề |
Khuyến nghị |
Nội dung trả lời |
1. Vướng mắc số 13 |
Hoạt động mua bán hàng hóa trong kho ngoại quan của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Một mô hình kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại hiện nay là nhập khẩu hàng hóa (từ nước ngoài, khu phi thuế quan hoặc nhập khẩu tại chỗ) sau đó bán lại chính hàng hóa đó ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan theo hình thức xuất khẩu. Để giảm thiểu chi phí vận chuyển cũng như thuận tiện về mặt thủ tục hải quan, doanh nghiệp muốn sử dụng kho ngoại quan cho giao dịch trên. Tuy nhiên theo quan điểm của Bộ Công thương cũng như Tổng cục Hải quan tại một số công văn (ví dụ: Công văn 1256/TCHQ-GQ5 ngày 20/3/2020 của Tổng cục Hải quan, Công văn 1147/XNK-CN ngày 12/10/2020 của Bộ Công thương, v.v...) thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được chuyển quyền sở hữu (mua bán hàng hóa) do đây là hoạt động chuyển khẩu. Điều này chưa thực sự phù hợp với quy định hiện hành do khoản 1 Điều 63. Luật Hải quan khẳng định chủ hàng được chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan. Hoạt động này không phải là chuyển khẩu và hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của kho ngoại quan, đồng thời các thủ tục hải quan tương ứng cũng được hướng dẫn tại các quy định hải quan hiện hành. |
Các ý kiến và quy định giữa các Bộ, Ngành không thống nhất khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ mô hình kinh doanh này mặc dù không hề có hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Kính đề nghị Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn phù hợp để các doanh nghiệp và cơ quan hải quan có cơ sở thực hiện thủ tục hải quan. |
- Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định: “1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam”. Theo đó, hoạt động của Công ty trình bày không phải là hoạt động chuyển khẩu hàng hóa. - Theo pháp luật về hải quan (khoản 10 Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 63 Luật Hải quan 2014: Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; điểm b khoản 1 Điều 84 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Khoản 8 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 59 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan được quyền chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan cho doanh nghiệp khác. Việc chuyển quyền sở hữu không hạn chế số lần, nhưng phải tuân thủ quy định về việc thông báo cho cơ quan hải quan khi thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo quy định. - Đối với Doanh nghiệp FDI, là đối tượng chịu sự điều chỉnh theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ và do Bộ Công Thương quản lý, trong đó quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép theo quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang lưu giữ trong kho ngoại quan, chưa thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì không phải xin giấy phép theo quy định nêu trên. |
2. Vướng mắc số 17 |
Có một số loại thuế quan ưu đãi với thủ tục áp dụng khác nhau cho mỗi loại. Trên thực tế, các nhà nhập khẩu có thể chưa chuẩn bị tốt cho việc áp dụng các mức thuế khác nhau tương ứng với từng loại hàng hóa nhập khẩu và có thể vô tình sai sót trong quá trình thông quan hàng hóa. Trong một số trường hợp, các thay đổi đối với hàng hóa nhập khẩu cũng dẫn đến việc áp dụng các biểu thuế khác nhau cho hàng hóa đó |
a) Quy định cụ thể về nhiều loại phương tiện chứa phần mềm hoặc kích hoạt phần mềm để nhà nhập khẩu dễ dàng phân loại và khai báo trị giá hải quan của phần mềm. Áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan tương ứng. b) Quy định cơ sở chính xác để cơ quan hải quan nghi ngờ và sau đó từ chối áp dụng trị giá được khai báo. c) Quy định rõ danh mục các chứng từ cần thiết trong trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá. d) Vị thế độc quyền nhập khẩu và phân phối của một Công ty không thể là một |
a) Căn cứ Luật Hải quan và các văn bản pháp luật về trị giá hải quan thì phần mềm điều khiển (operation software), là bộ phận của máy móc thiết bị xử lý dữ liệu (data processing equipment), được xác định trị giá hải quan cùng với thiết bị. Phần mềm độc lập còn được gửi qua internet hoặc ghi trên phương tiện chứa đựng (carrier media) để nhập khẩu vào Việt Nam. Trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét, nghiên cứu. b) Cơ sở để cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo đã được quy định cụ thể tại Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. c) Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định về việc cung cấp chứng từ tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng trị giá giao dịch. Tùy thuộc vào từng giao dịch cụ thể, mối quan hệ cụ thể, người khai hải quan cần phối hợp với cơ quan hải quan để xuất trình chứng từ, tài liệu nhằm chứng minh giá cả mua bán không chịu ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt. Ngoài ra, do tính chất phong phú của các mối quan hệ và giao dịch |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.