BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/CHHVN-TC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Các cảng vụ hàng hải; |
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2017 để thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 (Cục HHVN đã có Công văn số 4966/CHHVN-TC ngày 15/12/2016 gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan để thông báo văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và sao gửi Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính).
Nhằm giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện thống nhất trong việc thu, nộp phí theo quy định thu mới của Nhà nước, Cục HHVN hướng dẫn một số nội dung trong thực hiện Thông tư số 261/2016/TT-BTC tại phần Phụ lục kèm theo.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, thực hiện, nếu còn có vướng mắc phát sinh, đề nghị kịp thời phản ánh về Cục HHVN (gửi qua Phòng Tài chính) ĐT: 043.7683066, Fax: 043.7683058 để Cục HHVN xem xét trả lời hoặc tổng hợp báo cáo Bộ GTVT, Bộ Tài chính trả lời các cơ quan, đơn vị.
Cục Hàng hải Việt Nam trân trọng thông báo./.
Nơi nhận: |
KT.
CỤC TRƯỞNG |
Cục
Hàng hải Việt Nam |
Trả
lời các câu hỏi về TT 261 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 261/2016/TT-BTC
(Kèm theo Công văn số 155/CHHVN-TC ngày 13 tháng 01 năm 2017)
Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 261/2016/TT-BTC quy định: “Phương tiện thủy nội địa; phương tiện mang cấp đăng kiểm VR-SB có tổng dung tích dưới 500 GT (trừ các phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo) vào, rời khu vực hàng hải không thực hiện thu phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Thông tư này mà chịu các loại phí, lệ phí cũng như mức thu theo quy định của Bộ Tài chính về phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa. Các cảng vụ hàng hải căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa để tổ chức thực hiện”.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định về đối tượng áp dụng bao gồm: các phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài. Do vậy, phương tiện thủy nội địa xuất, nhập cảnh; phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào cảng biển Việt Nam sẽ áp dụng thu các loại phí, lệ phí và mức thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC.
2. Phương tiện mang cấp đăng kiểm VR-SB có cả 2 thông số là tổng dung tích (A) và trọng tải toàn phần (B) thì thông số nào làm căn cứ tính phí và căn cứ nào để quy định miễn, giảm phí trường hợp này?
Thông số tổng dung tích của phương tiện (A) là cơ sở để áp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 261/2016/TT-BTC và là căn cứ để cảng vụ xác định phương tiện này sẽ thu theo biểu phí, lệ phí hàng hải hay thủy nội địa.
Trường hợp thu xác định thu theo phí, lệ phí hàng hải thì thông số tổng dung tích (A) được lấy làm cơ sở tính phí, lệ phí và căn cứ miễn hoặc giảm phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC (Lưu ý: trường hợp phương tiện không ghi tổng dung tích thì thực hiện quy đổi theo quy định tại Khoản c Điểm 1 Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC).
Trường hợp thu xác định thu theo phí, lệ phí thủy nội địa thì thông số trọng tải toàn phần (B) được lấy làm cơ sở tính phí, lệ phí và căn cứ miễn hoặc giảm phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC (Lưu ý tùy theo loại phương tiện để quy đổi tương ứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC).
3. Việc thanh toán phí, lệ phí hàng hải từ 01/01/2017 đến 30/06/2017 có được tiếp tục vận dụng theo câu 2- Hướng dẫn kèm theo Công văn số 559b/CHHVN-TC ngày 17/02/2016 của Cục HHVN nữa hay không?
Việc thanh toán phí, lệ phí hàng hải từ 01/01/2017 đến 30/06/2017 được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC. Do đó, nội dung hướng dẫn theo Công văn số 559b/CHHVN-TC ngày 17/02/2016 của Cục Hàng hải Việt Nam về thời hạn cho chủ tàu, đại lý thiếu nợ phí, lệ phí hàng hải hết hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2017.
4. Đoàn sà lan có đầu kéo đăng kiểm là tàu biển, sà lan được kéo đăng kiểm là phương tiện thủy nội địa hoặc ngược lại, đề nghị hướng dẫn cách thu phí các trường hợp này?
a) Trường hợp đầu kéo đăng kiểm là tàu biển, sà lan được kéo đăng kiểm là phương tiện thủy nội địa:
Đầu kéo là tàu biển: cơ sở tính phí và thu phí, lệ phí theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC (a đồng).
Sà lan được kéo là phương tiện thủy nội địa: cơ sở tính phí và thu phí, lệ phí theo Thông tư số 248/2016/TT-BTC (b đồng).
Tổng phí, lệ phí đoàn sà lan trên là: (a+b) đồng.
b) Trường hợp đầu kéo là phương tiện thủy nội địa; sà lan được kéo đăng kiểm là tàu biển:
Đầu kéo là phương tiện thủy nội địa: cơ sở tính phí và thu phí, lệ phí theo Thông tư số 248/2016/TT-BTC (c đồng).
Sà lan được kéo là tàu biển: cơ sở tính phí và thu phí, lệ phí theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC (d đồng).
Tổng phí, lệ phí đoàn sà lan trên là: (c+d) đồng.
Trường hợp đoàn sà lan có sà lan và tàu kéo đều đăng ký là phương tiện thủy nội địa, trọng tải tính phí được xác định căn cứ theo Điểm c Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC, theo đó trọng tải tính phí bằng tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai (tàu kéo không tính).
6. Trường hợp tàu thuyền là tàu cẩu, tàu công trình không có các thông số như công suất máy, tổng dung tích, trọng tải toàn phần mà chỉ có thông số sức nâng của cẩu nổi (M tấn) thì căn cứ nào để thu phí, lệ phí?
Trường hợp này căn cứ giấy chứng nhận đăng kiểm của tàu thuyền để xác định là tàu biển hay phương tiện thủy nội địa làm căn cứ thu theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC hoặc Thông tư số 248/2016/TT-BTC.
- Trường hợp thu theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC thì quy đổi sức nâng của cẩu nổi ra trọng tải tính phí, lệ phí áp dụng theo điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC theo công thức dưới đây:
Tổng dung tích tàu thuyền = (M tấn x 6 GT/tấn).
- Trường hợp thu theo Thông tư số 248/2016/TT-BTC: phương tiện thủy nội địa là tàu công trình, tàu cẩu được xếp vào phương tiện chuyên dùng để quy đổi từ công suất máy ra trọng tải toàn phần tính phí (Trường hợp không có công suất máy không thu phí, lệ phí).
7. Trường hợp phương tiện thủy nội địa chở khách có cả thông số công suất máy và số ghế ngồi thì khi tính phí trọng tải căn cứ tính phí nào được ưu tiên để áp dụng?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC, phương tiện thủy nội địa chở khách có cả thông số công suất máy và số ghế ngồi thì khi tính phí trọng tải căn cứ theo số ghế ngồi hoặc giường nằm của phương tiện và không quy đổi từ công suất máy.
Lưu ý: các cảng vụ hàng hải cần nghiên cứu kỹ Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC để áp dụng phương thức quy đổi trọng tải tính phí đối với từng loại phương tiện thủy nội địa.
8. Hiệu lực áp dụng của Công văn số 71/CHHVN-TC ngày 15/01/2009 của Cục HHVN về hướng dẫn áp thu phí hoạt động hàng hải quốc tế/nội địa tại khoản 7 Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC?
a) Hướng dẫn tại Công văn số 872/CHHVN-TC ngày 08/03/2016 và Công văn số 71/CHHVN-TC ngày 15/01/2009 của Cục Hàng hải Việt Nam được tiếp tục áp dụng thực hiện đối với việc thu các loại phí, lệ phí hàng hải quy định tại khổ thứ hai Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 261/2016/TT-BTC;
b) Đối với các tổ chức hoa tiêu hàng hải, do phí hoa tiêu đã chuyển sang quản lý theo cơ chế giá hoa tiêu và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo tại cảng biển Việt Nam. Cục HHVN đã có Công văn số 43/CHHVN-TC ngày 06/01/2017 gửi Bộ GTTVT đề nghị Bộ hướng dẫn làm căn cứ để các tổ chức hoa tiêu hàng hải thực hiện thu.
9. Tàu thuyền neo đậu tại vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc 1 khu vực hàng hải của 1 cảng biển mà vị trí đó chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố thì có thu phí neo đậu hay không?
Việc công bố mở các khu nước, vùng nước được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, thẩm quyền quyết định công bố là Cục trưởng Cục HHVN.
Về nguyên tắc các tàu thuyền chỉ được phép neo đậu tại vị trí neo đậu thuộc khu nước, vùng nước đã được cơ quan có thẩm quyền công bố, tuy nhiên thực tế có những trường hợp bất khả kháng, thời tiết khu vực biển có bão gió hoặc trường hợp tàu thuyền phục vụ thi công công trình. Trong những trường hợp này thực hiện như sau:
- Trường hợp tàu thuyền neo đậu tại vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc 1 khu vực hàng hải của 1 cảng biển mà vị trí đó chưa được công bố, vị trí neo đậu này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định, cảng vụ hàng hải thực hiện việc thu phí sử dụng vị trí neo đậu theo quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC và không tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.
- Trường hợp tàu thuyền tự ý neo đậu tại vị trí trong khu nước, vùng nước thuộc 1 khu vực hàng hải của 1 cảng biển mà vị trí đó chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố, cảng vụ hàng hải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định và không áp dụng thu phí sử dụng vị trí neo đậu theo quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC.
a) Trường hợp tàu thuyền từ khu vực hàng hải A sang khu vực hàng hải B: thu các loại phí, lệ phí và mức thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 248/2016/TT-BTC.
b) Trường hợp tàu thuyền chỉ hoạt động trong 1 khu vực hàng hải: thu phí trọng tải tàu, thuyền theo Điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 261/2016/TT-BTC.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.