BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/BTC-TCT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Công
ty cổ phần Chiến Thắng
(Đ/c: 172 Lê Duẩn, phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai)
Bộ Tài chính nhận được công văn số 6214/VPCP-KTTH ngày 20/9/2022 và công văn số 5247/VPCP-ĐMDN ngày 16/8/2022 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Công ty cổ phần Chiến Thắng tại công văn số 27/CV-VGL ngày 11/8/2022 nêu vướng mắc về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Về nội dung này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) quy định đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh;
- Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017) quy định về xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù;
- Căn cứ Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 24/06/2022 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019) sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
- Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 của các trường hợp thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP;
- Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Căn cứ các quy định nêu trên:
- Trường hợp người nộp thuế có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP va Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ), từ ngày 20/12/2020 áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
- Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp là đối tượng áp dụng và có phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì phần chi phí lãi vay không được trừ của kỳ tính thuế trước theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuê TNDN của kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
- Quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đã được thực hiện từ ngày 01/5/2017 khi Nghị định số 20/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết (không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước).
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP là Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP theo hướng nâng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay được trừ (từ 20% lên 30%) khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2019 và hồi tố đối với kỳ tính thuế TNDN năm 2017, năm 2018 (Nghị định số 132/2021/NĐ-CP kế thừa nội dung này). Việc nâng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp đã kê khai của kỳ tính thuế năm 2017, năm 2018 là một trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thực tế và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không phải là văn bản quy phạm pháp luật ban hành trễ sau khi người nộp thuế đã kê khai quyết toán thuế của các năm từ năm 2017 đến năm 2020. Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, năm 2018 đế xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Do đó, đề nghị Công ty cổ phần Chiến Thắng thực hiện theo đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tài chính trả lời để Công ty cổ phần Chiến Thắng biết và thực hiện./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.