BỘ TƯ
PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1407/BTP-BTTP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian gần đây, tình hình hoạt động hành nghề luật sư tại một số địa phương nổi lên một số hiện tượng, như: tổ chức hành nghề luật sư hợp tác với các tổ chức tín dụng để xử lý nợ xấu bằng các hành vi đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”, hoặc “núp bóng” tổ chức hành nghề luật sư thay mặt và đại diện tổ chức tín dụng tiếp xúc với khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng để yêu cầu các khách hàng này thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng các hình thức vi phạm pháp luật (đe dọa, khủng bố…); luật sư có hành vi môi giới hối lộ, phát tán trên mạng xã hội những hình ảnh, bài viết chưa được kiểm chứng liên quan đến bí mật cá nhân hoặc bí mật của tổ chức có dấu hiệu phạm tội hình sự. Bên cạnh đó, có tình trạng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không phải là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nhưng vẫn treo biển hiệu gây nhầm lẫn là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự tại địa phương và hình ảnh, uy tín của nghề luật sư…
Để kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm và tăng cường phối hợp quản lý về hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm phối hợp chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Sở Tư pháp phối hợp các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất để phát hiện kịp thời và xử lý vi phạm trong hoạt động hành nghề luật sư, trong đó các hoạt động “núp bóng”, “lợi dụng” hoạt động hành nghề luật sư để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Sở Thông tin truyền thông và các cơ quan tiến hành tố tụng nắm thông tin, tình hình hoạt động luật sư, kịp thời chia sẻ thông tin liên quan, trong đó lưu ý ứng xử, phát ngôn của luật sư trên mạng xã hội, trong quá trình tham gia tố tụng.
3. Đoàn Luật sư nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 61 Luật Luật sư, trong đó lưu ý giám sát các luật sư thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi của luật sư vi phạm.
4. Quán triệt, chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan, Đoàn Luật sư tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu tại Thông báo số 359/TB- VPCP ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đăng ký ngành nghề dịch vụ pháp lý, Công văn số 3575/BTP-BTTP ngày 25/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý, thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện để xử lý các doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cá nhân, tổ chức doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký mà có hoạt động không phù hợp với quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Luật sư.
Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm quán triệt và khẩn trương thực hiện các biện pháp để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư tại địa phương.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Ủy ban./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.