BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13750/BTC-CST |
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
Bộ Tài chính đã nhận được kiến của cử tri tỉnh Quảng Bình do Ban Dân nguyện chuyển tới tại công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị:
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 quy định dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư là đối tượng không chịu thuế; tuy vậy, theo quy định tại Luật số 31/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư là đối tượng chịu thuế GTGT 10%. Theo đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực dịch vụ công ích, như thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; trong điều kiện nguồn kinh phí đặt hàng thực hiện dịch vụ công ích về vệ sinh không đáp ứng được nhu cầu (các tuyến đường bê tông hóa, khối lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng), nhưng vẫn phải trích ra một phần để nộp thuế nên gặp khó khăn. Cử tri đề nghị Bộ Tài chính xem xét, xin ý kiến Quốc hội, Chính phủ để bổ sung danh mục vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư vào đối tượng không chịu thuế GTGT để doanh nghiệp sử dụng kinh phí đó vào việc tăng khối lượng thực hiện đáp ứng nhu cầu công tác vệ sinh môi trường.
Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
Trước ngày 01/01/2014, tại khoản 11 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố, khu dân cư không chịu thuế GTGT.
Thực hiện quy định nêu trên, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã tham gia cung cấp dịch vụ vệ sinh, thoát nước, xử lý chất thải mà những dịch vụ này không phân biệt được giữa dịch vụ công cộng về vệ sinh thoát nước đường phố với dịch vụ vệ sinh thoát nước cho tổ chức, cá nhân khác nên đã phát sinh vướng mắc do không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư và thuế GTGT đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ khác. Ví dụ: nạo vét kênh mương, thoát nước,... cho cơ quan, doanh nghiệp nằm trong khu dân cư, cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Có doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào lên đến hàng trăm tỷ) cho việc xử lý chất thải, tái chế phế liệu mà sản phẩm đầu ra (sản phẩm tái chế từ nhựa, thủy tinh,...) chịu thuế GTGT. Việc tiếp tục áp dụng không chịu thuế đối với dịch vụ này không còn phù hợp, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào.
Do vậy, để bảo đảm tính liên hoàn của thuế GTGT, doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ này được hoàn thuế GTGT đầu vào khi đầu tư, được khấu trừ thuế đầu vào trong quá trình kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, và thực hiện nội dung cải cách thuế GTGT tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 (điểm a khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) là “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng: giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%;...”, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật số 31/2013/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014), trong đó quy định dịch vụ này thuộc diện chịu thuế GTGT thuế suất 10%. Do vậy, đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.
Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình để trả lời cử tri./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.