UBND
TỈNH VĨNH PHÚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1366/SXD-KTXD |
Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi: |
- Các Sở, Ban, Ngành; |
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình để hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng có Thông tư số 08/2005/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành quy định số 1621/QĐ-CT ngày 14/6/2005 v/v giao thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C thuộc các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và văn bản số 1763/HC-UBND ngày 15/6/2005 v/v thực hiện Luật XD và Nghị định số 16/CP, nhưng trong thực tế thời gian qua, việc lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình còn nhiều bất cập và chưa thống nhất về phương pháp cũng như trình tự thực hiện.
Để thống nhất trình tự thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, Sở Xây dựng đề nghị các Sở, Ban, Ngành, UBND các cấp, các chủ đầu tư và các Ban Quản lý dự án khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần lưu ý một số điểm sau:
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
a. Dự án nhóm A
- Các dự án nhóm A trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình và trước khi lập dự án phải thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với những công trình thuộc đối tượng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc như: Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên; các công trình văn hóa, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp 1, cấp đặc biệt; các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị như: Tượng đài, cầu vượt sông, cầu cạn có quy mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương và khuyến khích việc thi tuyển đối với các công trình có yêu cầu về kiến trúc; những phương án có công trình xây dựng không thuộc đối tượng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc thì trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình chủ đầu tư phải tổ chức lập các phương án thiết kế kiến trúc và lựa chọn phương án tốt nhất để làm căn cứ lập dự án.
- Đối với những dự án có công trình xây dựng đặt trên nền đất yếu, nền đất có địa chất không ổn định và có quy mô từ 2 tầng trở lên hoặc công trình công nghiệp có tải trọng lớn phải tiến hành khảo sát trước khi lập dự án.
- Căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình là báo cáo đầu tư được phê duyệt, thiết kế kiến trúc được tuyển chọn hoặc phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn, nhiệm vụ thiết kế được duyệt, tài liệu khảo sát và các tiêu chuẩn áp dụng.
- Đầu mối tổ chức thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm gửi hồ sơ thiết kế cơ sở đến Bộ có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở để được thẩm định.
- Bộ có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở và lấy ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương liên quan.
- Nội dung và hồ sơ báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế cơ sở được quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BXD.
b. Dự án nhóm B, C
- Các dự án nhóm B, C trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật phải có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận hoặc cho phép lập dự án.
- Đối với những dự án có công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thi tuyến thiết kế kiến trúc thì phải tổ chức thi tuyển trước khi lập dự án. Đối với những dự án có công trình xây dựng không thuộc đối tượng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình thì chủ đầu tư phải tổ chức lập các phương án thiết kế kiến trúc và lựa chọn phương án tốt nhất để làm căn cứ lập dự án.
- Đối với những dự án có công trình xây dựng đặt trên nền đất yếu, không ổn định và có quy mô từ 2 tầng trở lên hoặc công trình công nghiệp có tải trọng lớn phải tiến hành khảo sát trước khi lập dự án.
- Căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có ý kiến chấp thuận của cấp quyết định đầu tư, phương án thiết kế kiến trúc được tuyển chọn hoặc phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn, nhiệm vụ thiết kế được duyệt, tài liệu khảo sát và các tiêu chuẩn áp dụng.
- Đầu mối tổ chức thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm (hoặc đồng ý để chủ đầu tư) gửi hồ sơ đến Sở có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở để thẩm định, đồng thời lấy ý kiến của các Sở, Ngành liên quan đến dự án.
- Nội dung và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BXD.
2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện, thị:
- Đầu mối tổ chức thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án là Phòng Tài chính-kế hoạch của UBND huyện.
- Phòng Tài chính-kế hoạch phải gửi hồ sơ dự án đến các phòng chuyên môn của UBND huyện (được UBND huyện giao thẩm định thiết kế cơ sở) để thẩm định và lấy ý kiến của các Sở, Ngành có liên quan đến dự án trước khi tổng hợp và trình ký.
- Nội dung và hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BXD.
3. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp xã, phường và thị trấn (nếu được phân cấp):
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giao Ban tài chính làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và tổng hợp trình phê duyệt.
- Thẩm định báo cáo kinh tế-kỹ thuật do Phòng Tài chính-kế hoạch thuộc UBND huyện thực hiện.
- Nội dung và hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BXD.
4. Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác:
- Người quyết định đầu tư (hoặc chủ đầu tư) tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Dự án đầu tư xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của địa phương thẩm định.
- Nội dung và hồ sơ của dự án được quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08/2005/TT-BXD.
5. Việc thực hiện chuyển tiếp từ Nghị định số 52/CP; NĐ số 12/CP và NĐ số 07/CP sang thực hiện Nghị định số 16/CP.
- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình đến ngày 01/6/2005 chưa được phê duyệt đều phải lập, thẩm định và phê duyệt theo NĐ số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ, đã được quy định tại văn bản số 1763/HC-UBND ngày 15/6/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Những dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện dở dang thì tiếp tục thực hiện các công việc theo quy định trước khi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
- Những dự án đã được phê duyệt theo quy định trước khi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện thì chủ đầu tư có thể lập lại dự án theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP hoặc triển khai dự án theo quy định trước khi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực./.
Nơi nhận: |
KT.
GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.