BỘ NGOẠI GIAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1349/BNG-CNV |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại công văn số 1304/VPCP-QHQT ngày 29/02/2024 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao xin gửi Quý Cơ quan Định hướng công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của địa phương trong thời gian tới được thông qua tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 (Hà Nội, ngày 18/12/2023) để phối hợp triển khai, bảo đảm tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả và tuân thủ các quy định hiện hành:
1. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội XIII của Đảng, trong đó có Nghị quyết 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề đối ngoại và các Đề án phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt, quan trọng; góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; chuẩn bị tốt cho Đại hội XIV của Đảng.
2. Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của địa phương gắn với việc triển khai hiệu quả đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tăng cường thu hút nguồn lực phục vụ phát triển bền vững của địa phương.
3. Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, hiệu quả, thực chất theo các trọng tâm ưu tiên trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030. Theo đó, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu phát triển của địa phương, cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác và tận dụng hiệu quả cơ hội từ các khuôn khổ hợp tác với các đối tác; tập trung tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu; tạo không gian phát triển mới; tăng cường/mở rộng hợp tác với các thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa; chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chiến lược như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu...; thu hút công nghệ tiên tiến, FDI chất lượng cao, ODA thế hệ mới và tài chính xanh.
4. Không ngừng đổi mới, sáng tạo về phương thức, nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại địa phương. Trong đó, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ hiệu quả các địa phương trong thu hút nguồn lực quốc tế để phát triển bền vững thông qua: (i) Nghiên cứu, dự báo, tham mưu kịp thời, nhạy bén, chuyên sâu về các diễn biến kinh tế thế giới, điều chỉnh chính sách thương mại, đầu tư, lãi suất của các nước, các vấn đề tác động trực tiếp đến các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trong nước; (ii) Tăng cường cung cấp thông tin cho các địa phương, doanh nghiệp về các quy tắc quản trị, tiêu chuẩn mới, các xu hướng mới trong hợp tác kinh tế quốc tế; (iii) Đẩy mạnh đối thoại, tư vấn chính sách về các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế; (iv) Hỗ trợ địa phương thiết lập và tận dụng hiệu quả quan hệ kết nghĩa với các địa phương trên thế giới, quan hệ hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức quốc tế và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế cấp độ địa phương; (v) Đồng hành cùng địa phương trong các hoạt động quảng bá, kết nối, xúc tiến, sự kiện văn hóa, giao lưu nhân dân có tính chất quốc tế với cách làm sáng tạo, đổi mới cả về phương thức và nội dung, gắn với nhu cầu và tiềm năng của địa phương, khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, chú trọng kết quả thực chất, thiết thực.
5. Các địa phương trên cơ sở đặc điểm, tiềm năng, lợi thế của mình, cần xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác đối ngoại địa phương, các chương trình/nội dung cần sự hỗ trợ với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan, danh mục các dự án/lĩnh vực kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài, các nội dung quảng bá địa phương... với cách làm sáng tạo, chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
6. Tiếp tục triển khai toàn diện và mạnh mẽ công tác đối ngoại địa phương trên các lĩnh vực, gồm: ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác biên giới lãnh thổ, công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao, công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, quản lý hội nghị hội thảo quốc tế, công tác phi chính phủ nước ngoài.
7. Tăng cường đầu tư cho công tác đối ngoại địa phương tương xứng với thế và lực mới của đất nước, của địa phương, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong lĩnh vực đối ngoại. Kiện toàn các cơ quan đối ngoại địa phương theo hướng hiệu quả và chuyên nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại địa phương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, phong cách chuyên nghiệp hiện đại, có tinh thần đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện tại địa phương. Nghiên cứu đẩy mạnh việc biệt phái và điều chuyển cán bộ ngoại giao có kinh nghiệm, phẩm chất, năng lực về công tác tại địa phương đê hỗ trợ, tư vấn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đối ngoại.
Bộ Ngoại giao xin thông báo và cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.