BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12751/BGTVT-KHĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 29/11/2021 về việc hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (Thông báo số 529/TB-TTKQH ngày 27/11/2021), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo bổ sung, hoàn thiện lại phương án bố trí vốn các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như sau:
Theo Báo cáo của Chính phủ và Kết luận của Chủ tịch Quốc hội, Bộ GTVT có 06 dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH:
(1) Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025:
Đã trình Quốc hội báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) để thông qua tại Kỳ họp tháng 12/2021 của Quốc hội Khóa XV; tổng mức đầu tư (TMĐT) 146.990 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bố trí là 47.168,6 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) năm 2022; GPMB đạt 90% vào cuối năm 2023 và 100% vào quý I năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2023, cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025.
(2) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu:
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP, hiện nay đang lập BCNCKT. Dự án dự kiến chuyển sang phương thức đầu tư công và sẽ phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia (sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng); dự kiến TMĐT theo phương thức đầu tư công là 18.635 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã bố trí là 5.740 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: cập nhật để trình Quốc hội BCNCTKT vào kỳ họp tháng 05/2022 của Quốc hội; hoàn thành BCNCKT năm 2022; GPMB đạt 90% vào cuối năm 2023 và 100% vào quý I năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2023, hoàn thành vào cuối năm 2025.
(3) Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh:
Đã hoàn chỉnh BCNCTKT theo phương thức PPP. Dự án dự kiến chuyển sang phương thức đầu tư công; TMĐT 6.054 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã bố trí là 1.864 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: cập nhật BCNCTKT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (tháng 01/2022); hoàn thành BCNCKT năm 2022; GPMB đạt 90% vào cuối năm 2023 và 100% vào quý I năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2023, hoàn thành vào cuối năm 2025.
(4) Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng:
Đã hoàn chỉnh BCNCTKT theo phương thức PPP và đã trình Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang thẩm định. Dự án dự kiến chuyển sang phương thức đầu tư công; TMĐT 49.745 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã bố trí là 14.247 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: sau khi có Nghị quyết của Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, sẽ cập nhật BCNCTKT trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào Kỳ họp tháng 5/2022; hoàn thành BCNCKT vào quý I/2023; GPMB đạt 90% vào quý I/2024 và 100% vào quý III năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công đầu năm 2024, cơ bản hoàn thành một số đoạn cấp bách vào cuối năm 2025 do khu vực này có địa chất yếu (thời gian chờ lún cần tối thiểu 12 tháng) và vật liệu xây dựng khan hiếm.
(5) Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột:
Đã hoàn chỉnh BCNCTKT theo phương thức đầu tư công, Bộ GTVT đang triển khai thủ tục thẩm định nội bộ; TMĐT 17.435 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã bố trí là 5.230,5 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: sau khi có Nghị quyết của Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, sẽ cập nhật BCNCTKT trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào Kỳ họp tháng 5/2022; hoàn thành BCNCKT vào quý I/2023; GPMB đạt 90% vào quý I/2024 và 100% vào quý III năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công đầu năm 2024, cơ bản hoàn thành các đoạn cấp bách vào cuối năm 2025 do khu vực này có địa hình đồi núi phức tạp, có một số vị trí hầm lớn.
(6) Cầu Đại Ngãi:
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn ODA dự kiến vay JICA, tuy nhiên nhà tài trợ chưa cam kết bố trí vốn và mới chỉ chấp thuận hỗ trợ kỹ thuật để lập BCNCKT. Dự án dự kiến chuyển sang phương thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách trong nước; TMĐT 8.041 tỷ đồng; phần vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã cân đối là 2.412 tỷ đồng.
Tiến độ dự kiến: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội thông qua Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (tháng 01/2022); hoàn thành BCNCKT năm 2022; GPMB đạt 90% vào cuối năm 2023 và 100% vào quý I năm 2024; lựa chọn nhà thầu và khởi công cuối năm 2023, cơ bản hoàn thành cuối năm 2025.
2. Về dự kiến nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH
2.1. Nguyên tắc dự kiến nhu cầu
- Căn cứ tiến độ tổ chức thực hiện, đặc thù của từng dự án về quy mô, tính chất kỹ thuật, công tác GPMB; trình tự thủ tục yêu cầu, điều kiện địa chất, khả năng cung ứng vật liệu xây dựng.
- Nhu cầu vốn xây dựng dựa trên tổng mức đầu tư bước dự án khả thi.
- Đảm bảo điều hành linh hoạt giữa nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn với nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, xây dựng phương án phân bổ vốn hợp lý như chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội tại thông báo số 530/TB-TTKQH ngày 27/11/2021.
- Tham khảo tiến độ, khả năng giải ngân và ước tính nhu cầu vốn các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 (TMĐT giảm so với BCNCTKT khoảng 13,8%) trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách tại buổi làm việc ngày 26 tháng 11 năm 20211.
- Không dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đối với khối lượng thi công hoàn thành tháng cuối cùng năm 2025 (khoảng từ 1-5%) và giá trị chờ quyết toán (khoảng 5%) do việc hoàn thiện các thủ tục thanh toán cuối cùng phải chờ kết quả kiểm toán quyết toán, nghiệm thu nhà nước chỉ được thực hiện sau khi dự án đã hoàn thành.
2.2. Nhu cầu nguồn vốn
Tổng nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH của cả 06 dự án do Bộ GTVT chủ trì thực hiện là 120.746 tỷ đồng, trong đó: năm 2022 là 2.250,5 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là 69.289,5 tỷ đồng. Năm 2025 từ kế hoạch trung hạn đã phân bổ là 76.662,1 tỷ đồng. Chi tiết như phụ lục kèm theo.
Thực tiễn cho thấy tiến độ đầu tư các dự án ngành GTVT phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố: (i) tiến độ GPMB (đối với các dự án nhóm A trở lên thường mất tối thiểu 2-3 năm); (ii) điều kiện cung cấp vật liệu, điều kiện địa chất công trình, điều kiện thời tiết của các vùng miền; (iii) năng lực thực hiện của các chủ thể (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu). Thực tế, bình quân mỗi năm Bộ GTVT giải ngân khoảng 35.000-43.000 tỷ đồng; nếu không kể phần trả nợ đọng, trả BT, hoàn ứng kế hoạch... năm 2021 giải ngân khoảng 33.000 tỷ đồng. Với kế hoạch trung hạn đã được phân bổ hiện nay, các năm 2023, 2024, 2025 Bộ GTVT phải giải ngân bình quân mỗi năm khoảng 70.000 tỷ. Khi sử dụng thêm nguồn vốn từ Chương trình... cần phải có một số cơ chế, chính sách đặc thù, cùng nỗ lực quyết tâm lớn của các bộ, ngành, địa phương mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, Bộ GTVT kiến nghị một số cơ chế, chính sách như sau:
3.1. Về thời gian bố trí vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT- XH: đề nghị được bố trí từ năm 2022 đến hết năm 2025 do điều kiện đặc thù của các dự án giao thông.
3.2. Cơ chế về lựa chọn nhà thầu: cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn; cho phép chủ đầu tư Tiểu dự án GPMB được áp dụng hình thức chỉ định thầu thực hiện các nhiệm vụ nhằm di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án.
3.3. Công tác quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thí điểm việc không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp nhà thầu thi công xây dựng được cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá) mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho các dự án giao thông sử dụng vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.
3.4. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương có dự án đi qua chịu trách nhiệm hoàn thành cơ bản công tác GPMB (90%) trong vòng 01 năm kể từ thời điểm nhận bàn giao cọc GPMB.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG HỢP RÀ SOÁT NHU CẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI-PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(Phụ lục kèm theo văn bản số 127581/BGTVT-KHĐT ngày 30 tháng 11 năm 2021)
Đơn vị: triệu đồng
TT |
Tên/Nhóm dự án |
Địa điểm xây dựng |
Tổng mức đầu tư |
Dự kiến sử dụng nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển |
Đã bố trí từ KH2021-2025 |
Tổng vốn bố trí đến hết năm 2025 |
||||||||
Tổng số |
Vốn NSNN |
Vốn ngoài ngân sách |
Tổng số |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Giá trị |
Tỷ lệ so TMĐT |
|||||
Tổng |
Vốn NSTW |
Vốn nước ngoài |
||||||||||||
|
Tổng số |
|
246.899.719 |
246.899.719 |
246.899.719 |
0 |
0 |
120.746.000 |
2.250.500 |
49.206.000 |
69.289.500 |
76.662.100 |
197.408.100 |
80,0% |
1 |
Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (gồm đoạn Cần Thơ - Cà Mau) |
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa |
146.990.000 |
146.990.000 |
146.990.000 |
|
|
72.476.000 |
2.051.000 |
29.225.000 |
41.200.000 |
47.168.600 |
119.644.600 |
81,4% |
2 |
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) |
Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu |
18.635.200 |
18.635.200 |
18.635.200 |
|
|
9.354.000 |
37.000 |
3.727.000 |
5.590.000 |
5.740.000 |
15.094.000 |
81,0% |
3 |
Cao tốc An Hữu - Cao Lãnh (giai đoạn 1) |
Tiền Giang, Đồng Tháp |
6.054.000 |
6.054.000 |
6.054.000 |
|
|
3.039.000 |
12.000 |
1.210.000 |
1.817.000 |
1.864.000 |
4.903.000 |
81,0% |
4 |
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (gộp Châu Đốc - Cần Thơ và Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề) |
An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng |
49.744.850 |
49.744.850 |
49.744.850 |
|
|
23.184.000 |
99.500 |
9.949.000 |
13.135.500 |
14.247.000 |
37.431.000 |
75,2% |
5 |
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột-Vân Phong) |
Khánh Hòa, Đắk Lắk |
17.435.000 |
17.435.000 |
17.435.000 |
|
|
8.559.000 |
35.000 |
3.487.000 |
5.037.000 |
5.230.500 |
13.789.500 |
79,1% |
6 |
Cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng |
Sóc Trăng, Trà Vinh |
8.040.669 |
8.040.669 |
8.040.669 |
|
|
4.134.000 |
16.000 |
1.608.000 |
2.510.000 |
2.412.000 |
6.546.000 |
81,4% |
1 Tại văn bản số 1231/KTNN-CNIV ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo số 320/BC-UBTCNS15 ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban Tài chính Ngân sách.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.