TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/GSQL-GQ2 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2021 |
Kính
gửi: Công ty TNHH Tsurumi Pump Việt Nam.
(Địa chỉ: Lô HT-D6E đường số 14A, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số TPV/20201225 ngày 25/12/2020 của Công ty Tsurumi Pump Việt Nam trình bày vướng mắc về quyền xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:
1. Về chính sách đầu tư kinh doanh:
- Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 quy định: “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật...”.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Về quyền xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định: “1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng...”. Như vậy, trường hợp Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp quyền xuất khẩu thì Công ty được xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài.
3. Về hoạt động kinh doanh chuyển khẩu:
- Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định: “1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam...”.
- Khoản 2 Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017 quy định: “2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa”.
Theo đó, việc kinh doanh mua bán hàng tại nước ngoài không làm thủ tục ở Việt Nam như mô tả của Công ty coi như là hình thức kinh doanh chuyển khẩu, tuy nhiên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Công ty không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
4. Về mã loại hình:
Việc khai mã loại hình xuất khẩu trên hệ thống VNACCS được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan. Theo đó:
- Mã loại hình B11 - Xuất kinh doanh được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của DNCX);
- Mã loại hình B13 - Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu được sử dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan)...
Đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn nêu trên và thực tế điều khoản trong hợp đồng mua bán để lựa chọn mã loại hình cho phù hợp.
Cục Giám sát quản lý về hải quan trả lời để Công ty biết, thực hiện./.
|
CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.