NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 121/1998/CV-NHNN3 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 1998 |
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 121/1998/CV-NHNN3
NGÀY 02 THÁNG 03 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ MẪU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước)
Căn cứ Điều 16 "Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam" ban hành theo Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc NHNN, Thanh tra NHNN hướng dẫn việc thi hành Điều 13, 14 của Quy chế này như sau:
I- VIỆC TCTD BÁO CÁO THEO ĐIỀU 13.
1. Nội dung báo cáo:
1.1. Báo cáo định kỳ "về thực hiện chương trình và kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ".
a) Kết quả chấn chỉnh của TCTD qua phương thức giám sát hoạt động:
- Phát hiện các sơ hở, bất hợp lý, vi phạm;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị chấn chỉnh;
- Nêu vụ việc điển hình để chứng minh.
b) Kết quả chấn chỉnh của TCTD qua phương thức kiểm tra trực tiếp:
- Số lượng các cuộc kiểm tra trực tiếp;
- Phát hiện vi phạm, bất hợp lý, sơ hở... (nêu vụ việc điển hình
để chứng minh);
- Phân loại, đánh giá các tổn thất trong kinh doanh (số liệu cụ thể);
- Phân loại các kiến nghị:
+ Dùng nguồn bù đắp (từ quỹ dự phòng theo luật các TCTD, từ trách nhiệm bồi hoàn của cá nhân vi phạm...);
+ Các kiến nghị biện pháp chấn chỉnh.
c) Kết quả giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Số đơn, thư đã giải quyết trên tổng số đơn thư đã nhận được;
- Xử lý cán bộ nhân viên đã vi phạm;
- Trị giá tài sản (quy ra tiền) trả lại người được hưởng;
- Ưu, nhược điểm trong quá trình giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo.
d) Quan hệ công tác giữa Ban kiểm soát của HĐQT (hoặc Ban kiểm soát do cổ đông bầu) với tổ chức kiểm tra và kiểm toán nội bộ trong TCTD.
e) TCTD tự đánh giá về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiến nghị các biện pháp để tăng cường công tác này.
1.2. Về báo cáo đột xuất: Ngoài báo cáo định kỳ, TCTD có trách nhiệm báo cáo ngay với NHNN trong các trường hợp sau đây:
a) Diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng hoặc của khách hàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của TCTD;
b) Thay đổi về tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ TCTD. - Thay đổi người đứng đầu bộ máy kiểm tra và kiểm toán nội bộ;
- Thay đổi về mô hình, mạng lưới tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
c) Các vụ, việc cụ thể như:
- Thiếu, mất tiền (từ 5 triệu đồng trở lên);
- Vụ, việc có dấu hiệu vi phạm hình sự liên quan đến cán bộ nhân viên TCTD về cho vay, thu nợ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán...
2. Thời gian gửi chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ và báo cáo định kỳ, đột xuất.
a. Chương trình kiểm tra và kiểm toán nội bộ hàng năm và 6 tháng, gửi ngay sau khi Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc phê duyệt;
b. Báo cáo định kỳ (nêu ở điểm 1.1. trên đây):
- Báo cáo 6 tháng đầu năm, gửi chậm nhất vào ngày 15/7;
- Báo cáo năm, gửi chậm nhất vào ngày 15/1;
c. Báo cáo đột xuất: TCTD có trách nhiệm báo cáo ngay khi có phát sinh các trường hợp nêu ở điểm 1.2 trên đây.
3. Trách nhiệm báo cáo
3.1. Các TCTD có trách nhiệm báo cáo về Thanh tra NHNN Trung ương gồm:
- Các NHTM quốc doanh;
- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
3.2. Các TCTD có trách nhiệm báo cáo về Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trên địa bàn, nơi TCTD có hội sở chính gồm:
- Các NHTM cổ phần;
- Các Công ty tài chính;
- Các Công ty cho thuê tài chính;
- Chi nhánh NHTM Quốc doanh ở tỉnh, thành phố nào, gửi báo cáo về chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đó.
Thanh tra NHNN Trung ương, Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận báo cáo như quy định tại điểm 3.1., 3.2 mục I có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình và kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ của TCTD.
1. Việc đánh giá thực hiện chương trình và kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ của TCTD được tiến hành trên cơ sở:
- Báo cáo thống kê của TCTD (qua hệ thống giám sát của NH);
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác kiểm tra và kiểm toán nội bộ của TCTD;
- Kết quả kiểm tra, thanh tra tại chỗ của NHNN;
- Kết quả chấn chỉnh hoạt động của TCTD.
2. Thông qua việc đánh giá thực hiện chương trình, kết quả kiểm tra và kiểm toán nội bộ, Thanh tra NHNN có thể lựa chọn trọng điểm (đơn vị hoặc những nội dung cần thiết) để đi sâu thanh tra, kiểm tra trực tiếp đối với TCTD hoặc chi nhánh của TCTD.
3. Văn bản đánh giá của Thanh tra NHNN đối với hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ của TCTD, được gửi đến Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc TCTD kèm theo những kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý (nếu có) để HĐQT, Tổng giám đốc xác định việc tăng cường, bổ sung, chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của TCTD.
Trên đây là những nội dung hướng dẫn thực hiện Điều 13 và 14 Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/1/1998 của Thống đốc NHNN. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các TCTD cần kịp thời phản ánh về Thanh tra NHNN Trung ương để nghiên cứu giải quyết.
|
Trịnh Bá Tửu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.