BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
1182/BTNMT-TCMT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 137 của Luật Bảo vệ môi trường 2014, trong đó “Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 01 năm một lần; hàng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia”. Căn cứ các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021 là: “Chất lượng môi trường không khí - Thực trạng và giải pháp”.
1. Để Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021 đảm bảo chất lượng và đầy đủ nội dung theo quy định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quý Ủy ban chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tổng hợp thông tin, số liệu về chất lượng môi trường không khí và thực trạng quản lý môi trường không khí thời gian qua tại địa phương (nội dung theo Phụ lục kèm theo) và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.
2. Trên cơ sở chủ đề Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2021 về thực tế các vấn đề nổi cộm về môi trường tại địa phương, đề nghị quý Ủy ban chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan lập Báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2021 (theo quy định tại của khoản 2 Điều 137 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường) và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Địa chỉ nhận các Báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Quản lý chất lượng môi trường, Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội; điện thoại: 0243.7956868/3216 và gửi file mềm theo thư điện tử: thhanh@vea.gov.vn/ và dpquynh@monre.gov.vn/.
Trân trọng./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
THÔNG
TIN, SỐ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA NĂM 2021
“CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
(Kèm theo Công văn số 1182/BTNMT-TCMT
ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường)
I. Hiện trạng môi trường không khí tại địa phương
- Đánh giá chất lượng không khí xung quanh khu vực đô thị (nội đô, trung tâm), khu vực nông thôn, ngoại ô và các khu vực khác.
- Diễn biến các thông số quan trắc về ô nhiễm không khí (đô thị, nông thôn, làng nghề, khu/cụm công nghiệp,...) trên địa bàn tỉnh/thành phố. Các kết quả quan trắc môi trường không khí (số liệu quan trắc chất lượng không khí định kỳ, trạm tự động, liên tục tại địa phương cần so sánh với giá trị giới hạn theo QCVN 05:2013/BTNMT.
- Tổng hợp, đánh giá các nguồn phát thải chính, bao gồm:
+ Các nguồn điểm: Các nhà máy sản xuất công nghiệp (nhiệt điện, thép, xi măng, hóa chất....), các lò đốt rác;
+ Các nguồn di động: Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: ô tô, xe tải, bus, xe máy,... Các phương tiện di động khác: tàu thủy, tàu hỏa, máy bay,…;
+ Các nguồn diện: Đốt nhiên liệu; hoạt động sản xuất công nghiệp; các trạm cung cấp nhiên liệu; đốt sinh khối (phế phẩm nông nghiệp); các nguồn hỗn hợp khác (khai khoáng, xây dựng.).
- Các điểm nóng/vấn đề nổi cộm liên quan đến ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh/thành phố.
II. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới (nếu có)...;
- Nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội, phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí: Nguồn điểm, nguồn di động, nguồn diện.
III. Công tác quản lý và giải pháp BVMT không khí tại địa phương
- Thể chế, chính sách, các giải pháp quản lý chất lượng không khí tại địa phương; cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm quản lý chất lượng không khí giữa các cơ quan hữu quan tại địa phương;
- Hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang được thực hiện; Hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý chất lượng không khí;
- Cơ chế phối hợp, chia sẻ, công khai thông tin, dữ liệu chất lượng không khí và vai trò của các bên liên quan tại địa phương;
- Các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm không khí;
- Các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng không khí.
IV. Đề xuất, kiến nghị của địa phương (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chính phủ) nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm không khí và tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.