BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11011/BTC-KBNN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở Trung ương; |
Thực hiện quy định tại Luật Kế toán năm 2015, Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ về Báo cáo tài chính Nhà nước (Nghị định số 25/2017/NĐ-CP), Thông tư số 133/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập Báo cáo tài chính Nhà nước (Thông tư số 133/2018/TT-BTC), Thông tư số 39/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 133/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập Báo cáo tài chính Nhà nước (Thông tư số 39/2021/TT-BTC), trên cơ sở Báo cáo tài chính Nhà nước (TCNN) của 63 tỉnh, thành phố, Báo cáo tài chính tổng hợp của 48 Bộ, cơ quan trung ương, báo cáo của cơ quan quản lý tài chính nhà nước, Bộ Tài chính đã hoàn thành Báo cáo TCNN cho các năm tài chính, từ năm 2018 đến năm 2022, để trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội.
Được sự phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương, chất lượng Báo cáo TCNN đã từng bước được cải thiện, dược các cấp có thẩm quyền quan tâm, ghi nhận. Tuy nhiên, qua công tác tiếp nhận, kiểm tra Báo cáo cung cấp thông tin tài chính (CCTTTC), báo cáo đầu vào để lập Báo cáo TCNN, cũng như qua kiểm tra, giám sát công tác kế toán nhà nước cho thấy một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo TCNN như: Báo cáo chưa đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp lệ; chưa đảm bảo đầy đủ danh mục báo cáo; chưa phản ánh đầy đủ tài sản nhà nước, đặc biệt là tài sản kết cấu hạ tầng (KCHT); tổng hợp thiếu thông tin tài chính của đơn vị kế toán cấp dưới; nội dung phân tích, thuyết minh còn sơ sài, thiếu thông tin (như: chưa phân tích, thuyết minh những biến động lớn trong năm báo cáo so với năm liền kề trước đó,...); báo cáo gửi chậm;....
Nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, trong đó có công tác quản lý tài sản công tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và tài sản KCHT do Nhà nước đầu tư quản lý, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, gồm: Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật (Chỉ thị số 32/CT-TTg); Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản KCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý (Chỉ thị số 09/CT-TTg); Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước (Chỉ thị số 22/CT-TTg); Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 phê duyệt Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản KCHT do nhà nước đầu tư, quản lý (Quyết định số 213/QĐ-TTg).
Triển khai các quy định liên quan đến công tác tổng hợp, cung cấp thông tin tài chính nhà nước, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về Báo cáo TCNN năm 2022; nhằm cải thiện chất lượng Báo cáo TCNN trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai một số nội dung như sau:
1. Về xây dựng, hoàn thiện quy định về quản lý tài sản KCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý
- Đối với tài sản KCHT giao thông, tài sản KCHT thủy lợi, tài sản KCHT cấp nước sạch: Đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại điểm b, Mục 2 Chỉ thị số 09/CT-TTg.
- Đối với tài sản KCHT khác (hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác): Đề nghị Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Mục 3 Chỉ thị số 09/CT-TTg.
2. Về tổng hợp, cung cấp thông tin tài chính
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm quy định về cập nhật, chỉnh lý thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (Mục 9 Chỉ thị số 32/CT-TTg, điểm b Mục 2 Chỉ thị số 09/CT-TTg).
- Tổ chức quán triệt và triển khai các nhiệm vụ kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản KCHT do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 213/QĐ-TTg và Quyết định số 798/QĐ-BTC ngày 05/04/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản KCHT (Mục 5 Chỉ thị số 09/CT-TTg);
- Chỉ đạo công tác kế toán, cung cấp thông tin tài chính, ngân sách theo đúng quy định của chế độ kế toán, quy định về cung cấp thông tin lập Báo cáo TCNN (điểm a, Mục 6 Chỉ thị số 22/CT-TTg), trong đó đảm bảo:
+ Đầy đủ danh mục, đúng mẫu biểu và đúng thời hạn quy định tại Nghị định số 25/2017/NĐ-CP , Thông tư số 133/2018/TT-BTC , Thông tư số 39/2021/TT-BTC .
+ Phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ, hợp lý thông tin tài chính của đơn vị mình và các đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có); đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp lệ của các chỉ tiêu trên báo cáo; phân tích, thuyết minh về các biến động lớn trong năm báo cáo so với năm liền kề trước đó (đặc biệt là các biến động về tài sản).
Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác kế toán nhà nước; tổng hợp, lập Báo cáo CCTTTC; làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với từng khâu trong xây dựng, kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp lý của Báo cáo CCTTTC trước khi gửi KBNN đồng cấp để lập Báo cáo TCNN.
- Chỉ đạo tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ trong việc rà soát số liệu, tổng hợp và thuyết minh báo cáo; Đầu tư trang thiết bị, phần mềm kế toán trong trường hợp cần thiết để đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào cho Báo cáo TCNN (điểm a Mục 6 Chỉ thị số 22/CT-TTg).
- Đẩy mạnh việc sử dụng thông tin, số liệu Báo cáo TCNN cho việc phát triển hoạch định chính sách, quản lý điều hành các nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại điểm a Mục 6 Chỉ thị số 22/CT-TTg.
- Ngoài ra, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan tài chính thực hiện các nội dung sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với KBNN trên địa bàn trong việc rà soát đảm bảo đầy đủ phạm vi đơn vị cung cấp thông tin tài chính.
+ Rà soát Báo cáo TCNN tỉnh, trong đó, tập trung rà soát đảm bảo đầy đủ, hợp lý các thông tin về vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính, tài sản KCHT do địa phương quản lý; nợ chính quyền địa phương.
+ Tổng hợp, lập Báo cáo tình hình vay, trả nợ chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về quản lý nợ của chính quyền địa phương, gửi về Bộ Tài chính đúng thời hạn quy định.
+ Phối hợp chặt chẽ với KBNN trên địa bàn thực hiện đánh giá công tác lập Báo cáo TCNN cấp tỉnh (nêu rõ các tồn tại của Báo cáo TCNN cấp tỉnh, nguyên nhân và giải pháp); quan tâm, hướng dẫn công tác kế toán tại các đơn vị kế toán nhà nước trong phạm vi quản lý.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến cung cấp thông tin tài chính để lập Báo cáo TCNN. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (KBNN) đẻ phối hợp, xử lý./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.